Những biện pháp điều trị, kỹ thuật nắn trật khớp vai phổ biến và bí quyết giúp chấn thương nhanh khỏi.

Trật khớp vai có rất nhiều biện pháp điều trị khác nhau, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chẩn đoán phù hợp. Trong đó các kỹ thuật nắn trật khớp là được sử dụng nhiều nhất. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về từng phương pháp nắn trật khớp vai trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến trật khớp vai 

Nguyên nhân trực tiếp

Chấn thương tác động trực tiếp vào vai từ phía sau như là tai nạn xe gắn máy, ô tô cán đè vào sau vai hoặc là bị đánh mạnh từ sau vai làm cho chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo.

Nguyên nhân gián tiếp

Do ngã chống bàn tay hoặc khụy xuống nền cứng trong tư thế tay dạng, đưa ra sau và xoay ngoài gây ra trật khớp.

Các kỹ thuật nắn trật khớp vai phổ biến 1

Chấn thương thể thao có thể dẫn đến trật khớp vai 

Những biện pháp điều trị trật khớp vai phổ biến

Trật khớp vai là một chấn thương rất phổ biến hiện nay. Thường gặp phải ở giới trẻ, lứa tuổi diễn ra nhiều hoạt động thể lực. Tùy theo từng tình trạng chấn thương mà bạn sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Có thể kể đến như sau:

Phương pháp nắn vai

Nắn vai thường dùng với trường hợp trật khớp vai lần đầu, tình trạng trật nhẹ, có thể giải quyết mà không cần xâm lấn. Về cách thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng một vài thao tác để đưa khớp vai trở lại vị trí giải phẫu ban đầu của chúng.

Tùy vào mức độ sưng đau mà bạn có thể được chỉ định sử dụng thêm thuốc giãn cơ hay thuốc an thần phù hợp và không cần phải gây mê khi nắn khớp. Sau khi xương vai đã trở về đúng vị trí, những triệu chứng đau nhức, khó di chuyển sẽ giảm dần và hồi phục.

Phương pháp phẫu thuật

Đối với những người gặp phải tình trạng trật khớp tái đi tái lại quá nhiều lần dù đã được chữa trị, phục hồi thì khớp vai và dây chằng sẽ yếu đi. Khiến tình trạng sau mỗi lần mắc đều nặng lên, khó điều trị. Do đó, để dứt điểm hoàn toàn cần phải phẫu thuật can thiệp.

Ngoài ra, cũng cần áp dụng cả với trường hợp có tổn thương vào dây thần kinh hoặc mạch máu. Phương pháp phẫu thuật rất đa dạng tùy thuộc vào tình trạng chấn thương. Đây là cách giúp vết mổ nhanh lành, ít nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn.

Phương pháp cố định khớp

Đối với trường hợp chấn thương nhẹ, không có quá nhiều di lệch thì chỉ cần cố định khớp lại vết thương sẽ dần dần hồi phục. Bác sĩ sẽ dùng một loại áo hay nẹp chuyên dụng để giữ vai người bệnh ổn định từ vài ngày cho đến khoảng 3 tuần.

Dùng các loại thuốc hỗ trợ 

Trật khớp bả vai có thể gây nên cơn đau, co rút cơ khiến bệnh nhân rất khó chịu. Do đó, trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kê thêm một vài loại thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ làm người bệnh thoải mái hơn.

Vật lý trị liệu

Chấn thương và cố định tại một vị trí quá lâu có thể dẫn đến hoạt động của cơ và khớp yếu đi. Do đó, cần lựa chọn những bài tập vật lý trị liệu để phục hồi tầm vận động của khớp vai, đồng thời tăng thêm sức mạnh và sự ổn định cho vai.

Người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất, tránh hoạt động quá mức khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.

Các kỹ thuật nắn trật khớp vai phổ biến 2

Vật lý trị liệu điều chỉnh khớp vai 

Các kỹ thuật nắn trật khớp vai phổ biến 

Phương pháp Hippocrates 

Phương pháp Hippocrates hay còn được gọi là phương pháp gót chân. Kỹ thuật được thực hiện như sau: Cho bệnh nhân nằm ngửa dưới đất.

Người thực hiện thủ thuật nắm lấy tay bệnh nhân, để hơi dạng ra và kéo theo trục dọc. Cho gót chân vào nách của bệnh nhân và đạp mạnh để chống lại lực kéo ở tay. Kéo như vậy khoảng 5 phút rồi bỏ gót chân ra. Sau đó, đưa cánh tay bệnh nhân lại vào trong.

Nếu như nghe thấy tiếng “cục” nghĩa là chỏm đã vào ổ khớp. Đây là phương pháp nắn trật khớp vai đơn giản và ra đời sớm nhất. Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng và thất bại lại cao hơn những kỹ thuật khác.

Các kỹ thuật nắn trật khớp vai phổ biến 3

Nắn trật khớp vai bằng phương pháp Hippocrates 

Phương pháp Kocher

Cho bệnh nhân ngồi với tư thế gấp khuỷu 90o. Người thực hiện thủ thuật sẽ ép khuỷu bên tay trật vào lồng ngực, sau đó đưa cánh tay duỗi ra sau càng nhiều càng tốt. Quay cẳng tay ra ngoài theo mặt phẳng đứng ngang. Lúc này chỏm trật sẽ tự động vào vị trí ban đầu. Nếu như chưa vào thì có thể đưa cánh tay gấp ra trước và cuối cùng xoay cánh tay vào trong.

Các kỹ thuật nắn trật khớp vai phổ biến 4

Phương pháp Kocher

Bất động sau khi nắn chỉnh

Bất động sau khi nắn chỉnh hay còn được gọi là băng bột kiểu Desault. Dạng cánh tay 20o, đưa cẳng tay đặt chéo trước ngực. Như vậy cánh tay sẽ xoay vào trong làm cho bao khớp đã bị rách ở phía trước chùng lại và dễ liền hơn. Sau đó bó bột cố định xung quanh vùng tổn thương rồi giữ như vậy trong 3 – 4 tuần.

Các kỹ thuật nắn trật khớp vai phổ biến 5

Phương pháp bất động sau khi nắn chỉnh

Bí quyết giúp trật khớp vai nhanh hồi phục

Theo chia sẻ của các chuyên gia, bí quyết giúp khớp vai hồi phục chính là RICE. Bao gồm Relax (nghỉ ngơi), Ice (chườm lạnh), Compression (băng bó) và Elevation(nâng cao khớp cổ chân để giảm sưng).

Thực hiện đúng những bước này sẽ giúp chấn thương đỡ khó chịu và nhanh chóng bình phục hơn. Cụ thể:

  • R (Relax): Người bệnh nên nghỉ ngơi tại chỗ, tránh vận động mạnh cổ chân. Cần nhanh chóng tiến hành gắn nẹp để bảo vệ. Từ đó để hạn chế tình trạng di lệch khớp xương dần trở nên nặng hơn.
  • I (Ice): Cho một lượng vừa đủ đá lạnh vào túi nilon hoặc dùng túi chườm lạnh để chườm vào vùng khớp bị tổn thương. Đây chính là cách giảm đau, giảm sưng vô cùng hữu hiệu khi bị trật khớp cổ chân.
  • C (Compression): Sử dụng băng thun để băng ép (không nên băng quá chật) từ bàn chân lên đến đầu gối.
  • E (Elevation): Nằm kê chân cao khoảng từ 10 – 20cm giúp tăng cường lưu thông máu.

Sau khi hoàn thành những sơ cứu ban đầu, bạn nên đưa người bệnh đến thăm khám càng sớm càng tốt. Sau khi xem qua tình trạng, tiền sử bệnh, kết quả xét nghiệm, chụp X – quang,… bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây chính là những phương pháp nắn trật khớp được sử dụng nhiều nhất. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, được áp dụng phù hợp với từng tình trạng chấn thương.

Nguồn: https://nhathuoclongchau.com.vn/

Đăng ký mổ khớp vai với Bác sĩ CKI Lê Văn Quỳnh

Quá trình công tác và kinh nghiệm làm việc

Mổ dây chằng ở đâu rẻ nhất - Hình ảnh Bác sĩ và ekip đang mổ cho bệnh nhân


BS Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

bác sĩ mổ dây chằng giỏi tphcm
Bác sĩ mổ dây chằng giỏi ở Sài Gòn
HÌnh ảnh bệnh nhân phẫu thuật dây chằng chéo trước
  • Kinh nghiệm làm việc 7 năm chuyên về nội soi khớp vai
  • Hiện đang làm việc tại Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
  • Bác Sĩ từng làm việc tại: Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Đức, BV An Sinh, BV Tân Hưng, BV ShingMark ( Đồng Nai ), PK Hoàn Mỹ SG

Bác sĩ CKI Lê Văn Quỳnh - Chuyên mổ khớp vai tại TPHCM

  • Phẫu thuật nội soi vai khâu sụn viền điều trị trật khớp vai tái hồi, đau khớp vai mạn tính, khâu chóp xoay vai
  • Chứng Chỉ CME Hội Nghị Nội Soi lần 6 tại Đà Nẵng, Chứng chỉ tiêm khớp, tiêm gân DH Y Dược TPHCM, Chứng nhận đào tạo phẫu thuật nội soi thay khớp BV Nguyễn Tri Phương

🌟 Chi phí mổ nội soi khớp vai tại BV Nam Sài Gòn có BHYT

⭕ Tôi có thể hưởng đúng tuyến BHYT nếu BS Quỳnh mổ hay không?

✅ Theo thông tư mới nhất khi bạn nhập viện để mổ thì bạn sẽ được hưởng đúng tuyến BHYT. BHYT sẽ chi trả từ 80 đến 100% các thuốc hay điều trị nằm trong danh mục

❗Tổng chi phí cho ca mổ nội soi vai tại BV Nam Sài Gòn

Bệnh nhân mổ tại bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn sẽ không cần xin giấy chuyển tuyến từ địa phương mà vẫn được hưởng ứng tuyến. Thông thường mức hưởng được 80% đối với các mục nằm trong Quỹ bảo hiểm y tế quy định. Để liên hệ mổ hãy gọi trực tiếp hoặc nhắn tin qua Zalo cho Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Văn Quỳnh chuyên gia phẫu thuật nội soi vai tại bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn. Chỉ cần mang theo bảo hiểm y tế và chứng minh nhân dân tới bệnh viện là được

Xem chi tiết tại đây

Chi phí mổ nội soi trật khớp vai tái hồi tại đây: https://drquynh.com/chi-phi-mo-noi-soi-trat-khop-vai-tai-hoi-bao-nhieu-bhyt-tra/ 

Chi phí mổ rách gân vai có BHYT và dịch vụ

Lịch khám BS CKI Lê Văn Quỳnh tại BV Nam Sài Gòn:

  • Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần từ 7:30 đến 16:30 tại Phòng Khám số 3
  • Ngoài thời gian trên bạn có thể liên hệ trực tiếp BS số 0936231699 BS Lê Văn Quỳnh

Nhận tư vấn bệnh lý đau khớp vai hoàn toàn MIỄN PHÍ

  • Bệnh nhân cả nước hoàn toàn có thể gọi trực tiếp cho Bác sĩ để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ 💯 từ Bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
  • ❎ Không đăng ký mổ không sao
  • ⚡️ Một lần tư vấn từ Bác sĩ bằng 10 lần tra Google
  • ➤ Nhắn tin qua khung chát của website hoặc gọi trực tiếp cho Bác sĩ ❤️ Bác sĩ Quỳnh nhận tư vấn MIỄN PHÍ 💯
5/5 - (3 bệnh nhân đã mổ)

ĐỪNG QUÊN XEM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *