Dạ thưa bác sĩ
E có bị gãy xương ngón út chân e đóng đinh được 10 ngày thì đinh đâm thủng đầu ngón chân vậy có sao không ạ?

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm đặt câu hỏi về cho BS CKI Lê Văn Quỳnh. Bác sĩ xin thông tin cho bạn thêm như sau:

Ngón út là ngón chân thường xảy ra chấn thương nhất so với các ngón khác của bàn chân. Nhất là trong các chấn thương sinh hoạt hàng ngày như va chạm cạnh bàn cạnh ghế. Chấn thương do quẹt chân chống xe máy. Chấn thương khi mang vác việc nặng.

Các đối tượng dễ bị chấn thương thường nằm ở trong độ tuổi lao động nhất là các công việc liên quan đến tay chân. Thường ở độ tuổi 20 – 40 tuổi. Tuy nhiên thì chấn thương ở các độ tuổi khác vẫn có thể xảy ra. Nhưng dễ bị bỏ qua như ở người già lớn tuổi, trí nhớ kém, kém minh mẫn. Hoặc ở trẻ nhỏ giai đoạn tuổi niên thiếu. Ở độ tuổi này thì kể cả khi có gãy xương ngón chân út vẫn có khi không dễ chú ý vì trẻ thường ham chơi. Quên luôn đau đớn, cộng thêm thời gian lành xương ở trẻ rất nhanh. Nên có khi phát hiện biến chứng cong vẹo ngón út thì mới để ý tới trước kia bé từng bị chấn thương.

Các phương pháp điều trị gãy xương ngón chân út

Gãy xương thường được chia làm 2 dạng: gãy hở hay gãy kín. Gãy xương hở là khi có chấn thương gây nên vết thương ở ngón chân. Lúc này có thể thấy hình ảnh xương gãy bằng mắt trực tiếp khi nhìn thấy ở ngón út có mảnh xương lồi ra, thấy mặt khớp màu trắng, váng mỡ…vân vân. Hoặc hình ảnh gãy xương có thể thấy trên phim Xquang bàn chân.

Gãy kín khi sau chấn thương có sưng, đau, biến dạng ngón út, có dấu hiệu lạo xạo xương khi ấn vào chỗ gãy. Các dấu hiệu này có thể phát hiện bởi Bác sĩ hoặc chính bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân. Gãy kín là loại gãy không có vết thương. Sau chấn thương thường thấy nhất là sưng, bầm tím ngón út. Lúc này chẩn đoán gãy xương ngón chân út bằng cách chụp phim Xquang bàn chân để chẩn đoán xác định. Bạn nên tới cơ sở Y tế để được Bác sĩ khám, chụp phim và có hướng xử trí thích hợp. Tránh biến chứng về sau.

Điều trị bảo tồn

Đa số các chấn thương gãy ngón chân út có thể điều trị bảo tồn nếu như không gãy hở, không có vết thương. Vì ngón út là ngón gần như có chức năng rất ít. Nên chỉ mổ khi có vết thương cần xử lí hay gãy hở. Hoặc gãy nát ngón chân gây mất vững ngón chân.

Điều trị bảo tồn bằng mang nẹp vải bàn ngón chân. Làm nẹp bột hoặc cố định ngón út vào ngón áp út bằng băng keo. Giúp giữ vững ngón út, để nhanh lành xương.

Chỉ định điều trị bảo tồn ( không phẫu thuật):

  • Gãy kín, không hoặc ít di lệch
  • Gãy kín có kèm vết thương ở ngón út nhưng ổ gãy không thông trực tiếp với vết thương
  • Gãy di lệch nhiều nhưng các bệnh lý nền không ổn định không đủ khả năng phẫu thuật: bệnh tim, phổi, thận,…

Chỉ định mổ trong tình huống

  • Gãy nát mất vững ngón chân út
  • Gãy hở ngón út
  • Đứt lìa hay gần lìa ngón út

Phẫu thuật xử lí như nào

Nếu như bạn có vết thương hở thì kể cả có hoặc không có thông trực tiếp với chỗ gãy xương thì việc đầu tiên là Bác sĩ sẽ xử lí vết thương. Cắt lọc mô chết, mô hoại tử, rửa sạch vết thương. Cầm máu thật kĩ và khâu vết thương.

Tiếp theo nếu như có gãy xương ngón út thì Bác sĩ mổ sẽ dùng dụng cụ kết hợp xương cố định ngón út của bạn lại cho vững chắc. bằng cách sử dụng nẹp hoặc đinh Kirschner. Đa số ở Việt Nam sử dụng đinh Kirschner vì chi phí thấp, dễ sử dụng, ít tốn thời gian. Còn bằng nẹp thì ít sử dụng hơn do chi phí cao, tốn thời gian thực hiện mà hiệu quả đạt được không cao hơn so với dùng đinh.

Gãy xương ngón út chân: xuyên đinh thủng đầu ngón chân có sao không

Đối với gãy xương ngón chân mà dùng đinh thì Bác sĩ sẽ xuyên một hoặc nhiều đinh để cố định ổ gãy vững chắc. Có thể qua khớp hoặc không qua khớp. Nhưng đối với ngón út thì rất ít chức năng nên có thể xuyên qua khớp.

Đối với gãy hở hay gãy kín thì Bác sĩ sẽ bộc lộ ổ gãy. Xuyên 01 đinh từ ổ gãy ra ngoài đầu ngón chân và khi đầu kim chồi ra ngoài sẽ xuyên ngược lại ổ gãy gần để cố định ổ gãy xương ngón út chân cho vững chắc ngón chân. Sau đó thì sẽ cắt phần kim Kirschner chồi ra ở đầu ngón út cho ngắn lại. Như vậy sau khi kết thúc thì sẽ có 01 đầu đinh chồi ra ngay tại đầu ngón chân út. Việc này hoàn toàn bình thường. Không ảnh hưởng gì. Không gây nguy hiểm gì. Nhưng có thể gây nhiễm trùng chân đinh nếu như để đinh chồi ra ngoài da.

Vậy theo dõi đinh xuyên qua ngón chân như thế nào?

Đinh xuyên ngón chân út có ưu điểm giúp xương vững chắc nhanh lành. Giữ đúng trục của xương. Nhưng nếu như đầu kim bị lộ ra ngoài thì có thể gây nhiễm trùng chân đinh. Vi khuẩn sẽ đi từ chân đinh đi vào mô bên trong ngón út. Như vậy, từ khi mổ xong bạn cần tái khám theo dõi đúng lịch, rửa và thay băng vết thương ngón chân thường xuyên. Để các Y Bác sĩ khám và đánh giá tình trạng vết thương. Nếu như có sưng, đỏ, viêm tấym chảy dịch chảy mủ tại vị trí chân đinh thì cần nhập viện để tháo đinh ra.

Thời gian tháo đinh bao lâu?

Thông thường từ 1 đến 2 tháng khi xương lành thì đã có thể rút đinh ra. Vừa làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, vừa đạt được mục đích lành xương. Nếu để lâu hơn thì nguy cơ nhiễm trùng tăng lên. Bạn nên tái khám thường xuyên và đúng lịch hoặc giữ liên lạc với BS đã mổ cho bạn để cân nhắc tháo đinh khi xương ngón út đã lành. Cần chụp phim Xquang trước khi tháo để xem xương đã lành hay chưa. Và sau khi tháo đinh cần chụp lại để coi có biến chứng gãy xương sau khi tháo không.

Thời gian tháo khác nhau tuỳ mỗi người, nên khi xương đã lành hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thì có thể tháo sớm. Mổ xuyên đinh gãy xương ngón chân út hoặc tháo đinh Kirschner là loại phẫu thuật rất đơn giản. Không nguy hiểm và thường không gây biến chứng gì nặng nề. Bạn nên vững vàng tâm lí, không nên quá lo lắng.

ĐỪNG QUÊN XEM: Gãy xương ngón chân út bao lâu thì lành

Nhận tư vấn gãy xương ngón út MIỄN PHÍ

Bạn đọc nếu đang gặp phải tình trạng bệnh lý này. Đã được chẩn đoán và điều trị hoặc chưa. Có thể nhắn tin trực tiếp về số zalo Hotline để đặt câu hỏi trực tiếp với BS Chuyên Khoa Sâu – BS CKI Lê Văn Quỳnh online 24/7. Bác sĩ sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc.

Tốt nhất bạn nên có phim Xquang gửi cho Bác sĩ coi để nhận được những tư vấn chính xác nhất.

Hoặc bạn có thể tới trực tiếp nơi BS làm việc: BV Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn để được khám và tư vấn trực tiếp từ Bác sĩ ( hoàn toàn MIỄN PHÍ)

5/5 - (5 bệnh nhân đã mổ)

ĐỪNG QUÊN XEM:

2 những suy nghĩ trên “Gãy xương ngón út chân: xuyên đinh thủng đầu ngón chân có sao không?

  1. *** nói:

    Bs ơi, cho mình hỏi sau phẫu thuật mổ nẹp xương ngón chân út có đầu đinh Krischer đang lòi ra ở đầu ngón chân út (khoảng 1cm), sau đó bị vấp nên đầu đinh tụt sâu vào bên trong, ko còn lòi ra như trước thì có bị làm sao không bs? Bs sẽ xử lý như thế nào để rút đinh ra khỏi ngón chân ạ? Có phải đến bệnh viện để mổ xử lý không, hay có thể tới phòng khám tư nhân xử lý gây tê là được vậy bs?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *