Gót chân là một bộ phận tuy nhỏ những lại có vai trò quan trọng. Đây chính là bộ phận chống đỡ, chịu toàn bộ trọng tải cơ thể. Do đó, đau gót chân là một trong những chấn thương xấu ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của con người. Hôm nay, DrQuynh sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về đau gót chân đến cho bạn. Tìm hiểu ngay và liền để phòng tránh trường hợp xấu có thể xảy đến.

Đau gót chân là bệnh gì ?

Đau gót chân là tình trạng gót chân bị tổn thương do phải làm việc quá mức. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm, đau ở gót chân ảnh hưởng đến vận động của cơ thể.

Đau gót chân do gai xương gót
Đau gót chân do gai xương gót

Khi bị đau gót chân hầu hết bệnh nhân sẽ không phát hiện bệnh. Biểu hiệu của đau gót chân xuất hiện khi bạn cảm thấy bị đau vùng mặt dưới gót chân. Lúc di chuyển hay thay đổi góc độ chân thì mức độ đau sẽ càng tăng. Nếu bạn vẫn chưa xác định rõ có phải đau gót chân hay không? Bạn nên chú ý gót chân của mình vào mỗi buổi sáng có đau hay không? Khi đứng dậy di chuyển một lúc thì bớt đau. Lúc này chắc chắn bạn đã bị đau gót chân rồi.

Nguyên nhân dẫn đến đau gót chân

Nguyên nhân chủ yếu gây đau gót chân không hề đơn giản như bạn nghĩ. Có rất nhiều tình trạng bệnh lý khiến 1 người bị đau gót chân mỗi sáng, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là:

Lưu thông máu kém 

Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến tình trạng đau ở gót chân. Tình trạng này thường kết hợp với một vết thương cũ có thể đã xảy ra ở phần dưới của cơ thể (chẳng hạn như ở thắt lưng, hông, chân,…). Nếu như những chấn thương này không được phát hiện và điều trị hiệu quả. Nó có thể dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém và thậm chí nguy hiểm hơn là tắc nghẽn lưu thông trong cơ thể. Chính vì nguyên nhân này đã làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến gót chân, dẫn đến tình trạng đau ở gót chân. 

Yếu thận 

Đây là thông tin chắc khá nhiều người chưa biết đó là thận có mối liên hệ tới gót chân. Thậm chí lưu thông từ thận còn chuyển xuống khắp bàn chân, cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi xương. Vì thế khi bạn có một trái thận yếu, năng lượng của thận không đủ để cung cấp máu tới chân, dẫn đến bàn chân và gót chân bị đau. Cơn đau này sẽ thay đổi theo sự di chuyển hay hoạt động của bạn. Nó sẽ tăng lên nếu bạn đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài và sẽ giảm đi nếu bạn để cho chân được nghỉ ngơi.

Gai xương gót 

Gai xương gót chính là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót chân. Đây không phải là nguyên nhân thông thường dẫn đến đau gót chân vì nhiều người đau gót mà không có gai xương, ngược lại nhiều người hiện tại có gai xương nhưng không đau gót. Chính vì vậy, điều trị gai xương gót hiếm khi cần phải mổ cắt bỏ gai.

Viêm cân gan chân

Đây cũng nằm trong một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau gót chân. Cho những bạn chưa biết thì cân gan chân là dải cân chạy từ mặt dưới các ngón chân đến tận cùng phía dưới của gót chân.

Khi hoạt động các động tác dồn lực lâu dài, nhiều lên gan chân như chạy, nhảy, leo trèo,… Thậm chí đứng nhiều sẽ làm tác động lên cân gan chân, ban đầu sẽ gây kích thích cơ học và làm cho cân gan chân bị viêm. Cũng có thể cân gan chân bị kéo căng quá mức, lặp đi lặp lại thời gian dài dẫn đến viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dần sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót.

Cách điều trị đau gót chân 

Bạn đừng quá lo lắng về bệnh đau gót chân vì hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Dùng thuốc 

Để làm giảm những cơn đau ở gót chân, người bệnh có thể chọn cách sử dụng uống thuốc giảm đau không kê đơn như:

  • Paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Tiêm corticosteroid là giải pháp có thể thay thế trong trường hợp uống thuốc không có tác dụng. Nhưng người bệnh phải thận trọng vì sử dụng corticosteroid lâu dài có thể gây tác dụng phụ. 
Thuốc điều trị đau gót chân
Thuốc điều trị đau gót chân

Nẹp cố định bàn chân (Night splints)

Đây là cách điều trị nhẹ nhàng và hiệu quả chậm. Nẹp bàn chân có thể được sử dụng vào ban đêm trong lúc ngủ để giữ cho gót chân được cố định. Tuy nhiên để tốt hơn trong việc điều trị, người bệnh nên tham khảo và trao đổi thêm với bác sĩ trước khi dùng. 

Phẫu thuật 

Nếu dùng thuốc và nẹp cố định không mang lại hiệu quả sau thời gian dài sử dụng, bạn có thể chọn lựa phẫu thuật. Phẩu thuật sẽ giúp điều chỉnh lại cấu trúc xương gót chân khiến cho gót chân bạn không còn đau nữa. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp này sẽ làm cho vòm bàn chân suy yếu và ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Do đó, phương pháp này không được các bác sĩ khuyến khích thực hiện.

Sử dụng để chỉnh hình

Nếu bạn bị đau gót chân do viêm cân gan chân do bàn chân bẹt, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng có để chỉnh hình bàn chân. Đây là một dụng cụ hỗ trợ được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân mỗi người nhằm giúp giúp tái tạo vòm bàn chân, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.

Băng dán cố định cơ Rocktape

Băng dán cố định cơ Rocktape có tác dụng giúp gót chân giảm sưng, giảm đau. Nhờ vậy giúp cải thiện quá trình vận động đi lại. Băng dán này có tác dụng rất tốt cho vận động viên môn chạy bộ. Dán Rock-tape trước khi tham gia thi đấu còn có tác dụng ngăn ngừa các chấn thương liên quan đến bàn chân.

Phòng ngừa đau gót chân như thế nào?

Đau gót chân là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, bất kỳ giới tính. Do đó, để tránh những trường hợp xấu nhất do đau gót chân gây ra bạn nên đọc gay những cách phòng ngừa hiệu quả sau đây:

  • Nên sử dụng những đôi giày vừa chân và có miếng lót đệm. Với trường hợp bắt buộc phải đi bộ đường dài, thời gian lâu bạn nên hạn chế tối đa đi chân đất
  • Khi vận động hoặc hoạt động các bộ môn thể thao nên tập những bài tập khởi động cơ trước 
  • Nghỉ ngơi khi cơ chân, gót chân cảm thấy mỏi. Đừng cố sức khi cơ thể bạn mệt
  • Duy trì trọng lượng của cơ thể để giảm áp lực trọng tải lên gót chân 
  • Hãy ngồi thay vì đứng quá nhiều vì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn dễ đau gót chân.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Văn Quỳnh. Đăng kí khám và điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại TPHCM: BV Hồng Đức, BV Nam Sài Gòn. Đặt lịch số Hotline 0786893406 DrQuynh

5/5 - (4 bệnh nhân đã mổ)

ĐỪNG QUÊN XEM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *