Tiêm thuốc vào ống cổ tay thuốc sẽ ngấm vào trong cổ tay làm giảm viêm, sưng nề. Cùng DrQuynh tìm hiểu thêm về tiêm hội chứng ống cổ tay qua bài viết dưới đây.

Các phương pháp điều trị Hội chứng ống cổ tay hiện nay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay do các nguyên nhân: di truyền, hoạt động lặp lại ở cổ tay, gãy xương thuyền, gãy xương quay gây biến dạng… Tuỳ thuộc vào mức độ nặng mà có biện pháp điều trị khác nhau. Nếu như bệnh ở giai đoạn nhẹ đến trung bình có thể dùng thuốc uống, hay tiêm thuốc vào ống cổ tay. Giai đoạn nặng hơn thì phẫu thuật là biện pháp điều trị hiệu quả – triệt để – tránh tái phát.

Mục đích tiêm vào ống cổ tay

Ống cổ tay là gì? Bạn có thể theo dõi thêm tại đây: Hội chứng ống cổ tay

Mục đích chính của tiêm thuốc vào ống cổ tay là đưa thuốc vào trong ống cổ tay. Mà các loại thuốc này chủ yếu là nhóm thuốc kháng viêm mạnh corticoid. Khi thuốc ở trong ống cổ tay sẽ ngấm vào các thành phần trong cổ tay làm giảm viêm, sưng nề. Giúp làm giảm triệu chứng bệnh hội chứng ống cổ tay một cách đáng kể.

Có thể tiêm vào ống cổ tay các loại thuốc gì?

Để điều trị bệnh lý ống cổ tay ( hội chứng ống cổ tay) các thuốc thường dùng là corticoid với nhiều tên gọi khác nhau: Betamethaxone, Depo-medrol…

Ngoài ra những nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm Dextrose 5% vào ống cổ tay điều trị mang lại nhiều hiệu quả (1). Tuy nhiên việc này chưa được áp dụng rộng rãi và chưa được đưa vào phác đồ.

Tiêm hội chứng ống cổ tay
Tiêm hội chứng ống cổ tay

Một trong số các thuốc thường được các Bác sĩ hay dùng nhất Depo-medrol 40mg. Là nhóm thuốc sử dụng nhằm giảm viêm điều trị cho bệnh ống cổ tay.

Quy trình tiêm hội chứng ống cổ tay với Depomedrol

Trước khi chỉ định tiêm thuốc vào ống cổ tay. Cần xem xét chống chỉ định tiêm thuốc vào cổ tay đó là tình trạng nhiễm nấm, nhiễm khuẩn da vùng cổ tay ( viêm da). Người thực hiện có thể tiêm dựa vào siêu âm hoặc tiêm dựa vào các mẫu giải phẫu quan trọng ở cổ tay.

Ai là người được thực hiện tiêm thuốc vào cổ tay

Người làm thủ thuật phải là BS chuyên khoa Cơ xương khớp và đã có chứng chỉ được phép tiêm khớp tiêm gân. Mục đích của việc yêu cầu này là do những Bác sĩ chuyên khoa đã được đào tạo thì am hiểu tường tận về cấu trúc giải phẫu ống cổ tay. Biết được cách xử trí biến chứng và theo dõi trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Trình tự các bước tiêm thuốc vào cổ tay

Người bệnh có thể nằm hay ngồi. Cổ bàn tay để ngửa lên mặt bàn cứng. Bác sĩ giải thích trước sơ qua trình tự thực hiện cho bệnh nhân. Các vấn đề xung quanh có thể gặp phải trước khi làm thủ thuật. Để khi gặp phải bệnh nhân yên tâm mà hợp tác với Bác sĩ. BS sẽ xác định các mốc giải phẫu để tìm vị trí tiêm thích hợp.

Tiêm thuốc vào cổ tay dưới hướng dẫn siêu âm
Tiêm thuốc vào cổ tay dưới hướng dẫn siêu âm

Mang găng vô trùng. Sát khuẩn ngoài vị trí tiêm. Rút thuốc Depomedrol vào bơm tiêm vô trùng. Đưa kim từ từ qua da vào ống cổ tay. Tiêm thuốc từ từ vào trong ống cổ tay. Rút kim ra và băng ép tại vị trí vừa đâm kim.

Bệnh nhân nên giữ vị trí tiêm khô trong vòng 24 tiếng kể từ thời điểm sau tiêm. Có thể vẫn đi tắm bình thường nhưng nên chú ý giữ vị trí tiêm luôn khô. Khi tắm có thể giơ cao tay để không bị ướt hoặc quấn nilon xung quanh vị trí tiêm khi đi tắm. Nếu không may bị ướt có thể thay ngay miếng dán để giữ cho vị trí tiêm vô khuẩn.

Biến chứng có thể gặp khi tiêm

Với mọi thủ thuật lên người bệnh biến chứng là không thể tránh khỏi. Dù ít hay nhiều thì nguy cơ luôn có. Nhưng nếu thủ thuật được làm với Bác sĩ có kinh nghiệm thì sẽ giảm các nguy cơ biến chứng. Và người thực hiện cần giải thích trước cho bệnh nhân để bệnh nhân tránh hoang mang trong lúc tiêm.

  • Biến chứng có thể gặp phải là tiêm thuốc vào ống cổ tay nhưng tiêm trúng thần kinh giữa. Việc này sẽ khiến khi bơm thuốc hay ngay khi vừa đâm trúng bệnh nhân sẽ đau chói, cảm giác như có luồng điện chạy qua tay xuống các ngón tay 1,23. Khi bơm sẽ đau như xé. Bác sĩ cần tiêm ở vị trí thích hợp tránh xa thần kinh giữa nhưng vẫn vào trong ống cổ tay.
  • Khi tiêm hội chứng ống cổ tay người bệnh có thể lo lắng thái quá: choáng váng, xỉu, tay chân lạnh, vã mồ hôi, ho khan, rối loạn cơ tròn… Cần cho người bệnh nằm đầu thấp, chân cao và trấn an tinh thần bệnh nhân
  • Sau tiêm 24 tiếng có thể gặp tình trạng đau tăng nhiều hơn. Đây là phản ứng bình thường với các tinh thể thuốc. Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ nếu đau nhiều. Đau này sẽ tự hết sau đó.
  • Nhưng cần đi khám ngay nếu như sau tiêm thuốc vào ống cổ tay mà có biểu hiện sốt cao, sưng đỏ nơi tiêm, chảy mủ. Đây là biến chứng nhiễm trùng vị trí tiêm có thể gặp phải. Cần liên lạc với cơ sở Y tế gần nhất hoặc điện thoại cho BS đã thực hiện thủ thuật.

Cần theo dõi gì sau tiêm thuốc

Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của Bác sĩ sau tiêm thuốc. Như đã nói ở trên: sau tiêm hội chứng ống cổ tay cần giữ cho vị trí tiêm luôn khô trong vòng 24 tiếng. Và chỉ tháo bỏ miếng dán sau 24 tiếng.

Theo dõi các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay đã thuyên giảm hay chưa.

Phản ứng đau sau 24 tiếng sau tiêm là bình thường không cần lo lắng quá. Hãy luôn giữ liên lạc với Bác sĩ để nhận được tư vấn kịp thời.

Sau tiêm vẫn cần uống thuốc điều trị triệu chứng bệnh ống cổ tay, nên cần uống thuốc đúng theo toa Bác sĩ. Nếu bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp, đái tháo đường cần tham khảo ý kiến Bác sĩ về việc theo dõi các bệnh lý này sau tiêm.

Các triệu chứng cần tư vấn sớm của Bác sĩ: sưng nóng đỏ đau vùng cổ tay tại vị trí tiêm, sốt cao, chảy mủ…

Giá tiêm Hội chứng ống cổ tay bao nhiêu?

Thường thì giá tiêm tuỳ thuộc vào tiêm thuốc cho 1 hay 2 tay. Và tiêm ở Bệnh viện công hay tư nhân. Giá ở bệnh viện công dao động từ 300-700 ngàn đồng/ 1 tay. Đối với bệnh viện tư nhân thì giá từ 1.5 triệu – 2.5 triệu đồng/ tay. Người bệnh cần nhận tư vấn từ Bác sĩ hay nhân viên thu ngân trước khi làm thủ thuật.

Ở bệnh viện nhà nước có thể được áp dụng chính sách BHYT tuỳ vào mức BHYT chi trả mà bệnh nhân sẽ được hưởng từ 49-80%.

Ở bệnh viện tư nhân, có thể sử dụng BHYT và Bảo hiểm sức khoẻ. Bệnh nhân cần liên hệ với nhân viên bán Bảo hiểm trước khi làm thủ thuật để xác định xem nếu làm thủ thuật tại Bệnh viện tư thì có được thanh toán hay không.

Trên đây là bài viết giúp bạn trả lời thắc mắc về tiêm thuốc vào ống cổ tay. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi DrQuynh ™. Nếu còn thắc mắc bạn hay bình luận xuống phía dưới đây. Ý kiến của bạn sẽ giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện nội dung hơn để phục vụ bạn đọc.

ĐỪNG QUÊN: Xem giá Phẫu thuật Hội Chứng ống cổ tay bao nhiêu tiền

Cần tư vấn của Bác sĩ bạn có thể nhắn tin miễn phí qua zalo:

Nhắn tin cho BS ngay!
5/5 - (7 bệnh nhân đã mổ)

ĐỪNG QUÊN XEM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *