HIV được biết đến là căn bệnh thế kỷ mà sau suốt nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học hàng đầu vẫn chưa thể tìm ra cách “chế ngự” nó. Có rất nhiều câu hỏi đã được mọi người đặt ra cho các bác sĩ tại Bạch Lê Gia. Trong đó, câu hỏi “dính máu người nhiễm HIV có bị lây không?” cũng là một câu hỏi được mọi người khá quan tâm. Cùng đón đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
HIV lây nhiễm qua đâu? Dính máu người nhiễm HIV có bị lây không
Không giống như Covid 19, HIV nguy hiểm nhưng không dễ dàng lây nhiễm. HIV xuất hiện nhiều trong máu ở người nhiễm bệnh như: hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu…và chỉ thực sự lây nhiễm cho người khác qua đường máu khi:
- Sử dụng chung kim tiêm, kim châm cứu, các dụng cụ kim xăm trổ, xăm lông mày, dao cạo râu,…
- Dùng chung hoặc sử dụng dụng cụ khi chưa được tiệt trùng đúng cách để phẫu thuật, dụng cụ khám, chữa bệnh, … có thể xâm nhập qua da như dao, kéo …
- Sử dụng qua các đồ vật bị nhiễm máu của người khác, chẳng hạn như bàn chải đánh răng.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV ở nơi có vết thương hở hoặc trầy xước.
- Lây truyền qua các phẫu thuật ghép mô, nội tạng của người bị nhiễm HIV hoặc qua các lấy, truyền máu không được tiệt trùng, thay thế đúng cách
Bên cạnh lây nhiễm qua máu, lây nhiễm HIV cũng được biết đến rộng rãi hơn cả là qua quan hệ tình dục không lành mạnh. Virus HIV của người bệnh cũng có nhiều trong dịch tiết sinh dục của người bệnh và sẽ dễ dàng nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể đối phương. Tất cả các hình thức quan hệ tình dục với người dương tính HIV đều có nguy cơ lây truyền, nhưng nguy cơ lây nhiễm là khác nhau. Trong đó nguy cơ cao nhất là qua đường hậu môn, sau đó là qua âm đạo và cuối cùng là đường miệng, khiến người nhận tinh dịch có nguy cơ mắc HIV cao hơn.
Trường hợp lây nhiễm thứ 3 là truyền từ mẹ sang con. Trong thời kỳ mang thai vi rút HIV từ máu của người mẹ nhiễm HIV qua nhau thai sang thai nhi. Virus HIV từ dịch ối, dịch âm đạo, dịch tử cung,…. từ người mẹ bị nhiễm bệnh khi sinh sẽ đi qua màng nhầy của mắt, mũi, hậu môn hoặc da của em bé trong khi sinh. Virus HIV cũng có thể đến từ sữa của mẹ khi cho con bú, đặc biệt nếu trẻ bị tổn thương trên niêm mạc miệng.
HIV không có khả năng lây nhiễm qua đường nào?
Như trên đã nêu, HIV được lây nhiễm qua những tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc với dịch cơ thể của người bệnh. Vậy khi nào thì HIV không thể được lây truyền, dưới đây là một vài giải đáp khác mà mọi người cũng thường hay thắc mắc:
Hiv không lây qua vết muỗi đốt
Muỗi có thể là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, nhưng không phải là HIV, vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi rút HIV không sống và nhân lên trong cơ thể của muỗi. Thay vào đó, khi bị đốt, muỗi sẽ hút máu người ra khỏi cơ thể nhưng muỗi không truyền lại máu ngược lại cơ thể con người. Chúng chỉ tiết ra một lượng nhỏ nước bọt chống đông máu trong cơ thể người dễ dàng hút máu ra. Cuối cùng,HIV không tồn tại cũng như sinh sản trong cơ thể muỗi nên virus không thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua việc bị muỗi đốt.
HIV không lây truyền qua hôn
Các nhà khoa học đã phân tích thành phần của dịch cơ thể và kết luận rằng nước bọt của người mang HIV chỉ chứa một lượng rất nhỏ virus nên không thể lây truyền sang những người âm tính. Chỉ khi cả hai người đều bị lở loét, trầy xước miệng hoặc chảy máu lợi, chảy máu chân răng…
Bệnh HIV là một căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có thuốc điều trị, tuy nhiên để truyền bệnh thì vi rút HIV cần phải đi vào máu của người bệnh, do đó thường xuyên tiếp xúc như ôm hôn, tắm chung bể bơi, ở cùng một nhà,…không có lây truyền HIV.
Địa chỉ xét nghiệm HIV và viêm gan B uy tín hàng đầu
Phòng khám đa khoa Bạch Lê Gia, ngoài là phòng khám đa khoa điều trị tất cả các bệnh liên quan đến nam, nữ, tiêu hóa… Phòng khám còn là trung tâm xét nghiệm HIV/AIDS và viêm gan B hàng đầu.
Những người có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, xăm trổ, tiêm chích ma túy, người thường xuyên tiếp xúc với dịch tiết của người khác, bệnh nhân đã từng truyền máu, chế phẩm máu …. có thể tham khảo gói xét nghiệm máu tại nhà. Từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những hướng thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, trang thiết bị y tế nhập khẩu và hơn hết là bảo mật tuyệt đối dữ liệu bệnh nhân. Để đặt lịch khám hoặc để được giải đáp các thông tin liên quan đến HIV và viêm gan B, hãy gọi đến số tổng đài chăm sóc khách hàng 0935.658.768.
- Hotline: 0935.658.768.
- Lịch thăm khám: Mở tất cả các ngày trong tuần.
Tổng kết
Thông qua bài viết, mọi người phần nào cũng đã có cho mình câu trả lời về câu hỏi “dính máu người nhiễm HIV có bị lây không?”, từ đó hiểu biết hơn về căn bệnh HIV. Các bác sĩ khuyến cáo rằng những người trong độ tuổi có nguy cơ cao nhiễm HIV (từ 19 tuổi – 49 tuổi) nên khám sức khỏe định kỳ, mỗi năm 1 lần để đề phòng những rủi ro ngoài ý muốn. Với dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà của Phòng Khám Bạch Lê Gia bạn hoàn toàn yên tâm về độ chuẩn xác và bảo mật.
Xem thêm:
- Xét nghiệm máu tại nhà – Một hình thức cực kỳ tiện lợi đối với mọi người bệnh
- Xét nghiệm HIV có bị sai kết quả hay không