Tư vấn MIỄN PHÍ – Tiểu phẫu hội chứng ống cổ tay ➤ 𝙈ộ𝙩 𝙡ầ𝙣 𝙩ư 𝙫ấ𝙣 𝙩ừ 𝘽á𝙘 𝙨ĩ 𝙗ằ𝙣𝙜 10 𝙡ầ𝙣 𝙩𝙧𝙖 𝙂𝙤𝙤𝙜𝙡𝙚 ➤ BS CKI Lê Văn Quỳnh ➤BV Nam Sài gòn ⚡️ Xem nhanh: Chi phí tiểu phẫu hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là bệnh gì?
Hội chứng ống cổ tay hay tình trạng bệnh chèn ép thần kinh giữa tại cổ tay. Thần kinh giữa chạy dọc cánh tay đi qua vùng cổ tay có cấu trúc như đường hầm hay hình ống nên được gọi là ống cổ tay. Bệnh gây nên tê bì và dị cảm bàn tay và các ngón tay. Trường hợp nặng gây nên yếu cơ các ngón tay. Bệnh không ảnh hưởng tính mạng, nhưng làm mất chức năng bàn ngón tay. Dị cảm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Mục tiêu tiểu phẫu điều trị hội chứng ống cổ tay là giải phóng thần kinh giữa. Giảm triệu chứng tê bì, tăng chất lượng cuộc sống.
Có nhiều biện pháp điều trị bao gồm thuốc uống, thuốc chích, hoặc tiêm thuốc vào ống cổ tay và cuối cùng là biện pháp xâm lấn nhất ” Phẫu thuật”
Nói đến phẫu thuật thì thường bệnh nhân nào cũng nghe sợ hãi khi đụng đến dao kéo. Nhưng nói tiểu phẫu thì sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bệnh nhân sẽ bớt lo lắng hơn.
Vậy khi nào thì cần phải tiểu phẫu
Tình trạng bệnh diễn tiến qua các giai đoạn từ nhẹ đến nhẹ đến nặng dần. Từ chỉ tê bì khi cầm tay lái lâu cho đến tê bì và yếu cơ ngay cả khi không làm việc. Khi có các triệu chứng tê bì dai dẳng không bớt, mặc dù đã uống thuốc hay tiêm hội chứng ống cổ tay. Thì cần tiểu phẫu giải phóng hội chứng ống cổ tay. Hoặc khi đã có teo và yếu cơ vùng ngón tay cái thì cần tiểu phẫu để giải phóng thần kinh giữa.
Đối với bệnh nhân có tình trạng đặc biệt như hội chứng ống cổ tay sau sinh hay khi mang thai. Việc dùng thuốc cần chú ý đến các loại thuốc có khả năng qua sữa làm ảnh hưởng đến em bé. Nên đối với những người bệnh này. Việc phẫu thuật nên trì hoãn và tốt nhất là NÊN điều trị bằng các biện pháp không dùng thuốc. Bao gồm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
Mổ hội chứng ống cổ tay: Tiểu phẫu hay đại phẫu?
Tiểu phẫu hội chứng ống cổ tay là một thủ thuật đơn giản thực hiện được ở hầu hết các bệnh viện từ tuyến quận huyện trở lên. Không phải là một phẫu thuật lớn ( hay gọi là đại phẫu). Mặc dù vậy thì đây vẫn là thủ thuật xâm lấn trên người bệnh. Cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật Cơ xương khớp. Thực hiện đúng và luôn tuân thủ nguyên tắc vô trùng là điều cần thiết để tránh các biến chứng.
Hội chứng ống cổ tay có thể thực hiện tại phòng mổ hoặc thực hiện tại các phòng tiểu phẫu ở các Phòng khám, Bệnh viện có đủ điều kiện làm: Bao gồm cơ sở vật chất phải đảm bảo vô trùng, có khu vực phân loại rác thải và xử lý rác Y tế. Bác sĩ thực hiện phải là BS Chuyên khoa Phẫu thuật Chỉnh Hình.
Điều trị cần có Bác sĩ chuyên khoa để an toàn cho người bệnh. Không những quan trọng khi mổ mà sau mổ bệnh nhân cần được hướng dẫn và tập luyện để nhanh chóng hồi phục bàn tay.
Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay là phẫu thuật được gây tê tại chỗ. Loại phẫu thuật này đơn giản hơn rất nhiều so với các loại phẫu thuật khác như thay khớp – nội soi. Bệnh nhân được tê tại chỗ nên ngay sau mổ có thể xuất viện sớm trong ngày.
Mổ xong có tái phát hay không?
Mặc dù đã tiểu phẫu hội chứng ống cổ tay ở bên tay bệnh. Nhưng bệnh có thể bị lại ở tay bên lành. Do mỗi tay có cấu trúc hoàn toàn riêng biệt. Bị tay bên này cũng có thể bị lại cùng bệnh này nhưng ở tay bên kia.
Nếu đã tiểu phẫu ở bên tay bệnh, tay bên đó vẫn có thể bị lại lần nữa nếu như lần mổ giải quyết chưa hết. Nên chọn địa chỉ uy tín để thực hiện điều trị. Xin lưu ý: Tiểu phẫu ở Bác sĩ không chuyên khoa có thể tái phát lại
Một số tình huống bệnh nhân được mổ hội chứng ống cổ tay có thể bị tê tại sau mổ. Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này trong đó có tái phát lại, nhưng cũng có thể cho trong quá trình mổ người thực hiện đã làm tổn thương một số nhánh thần kinh nhỏ dẫn đến tình trạng tê đau kéo dài sau mổ.
Thông thường thì sau mổ từ 3 đến 5 ngày sẽ bớt tê. 1 tuần sau mổ sẽ hết đau và tay vận động bình thường. Sau 10 ngày có thể cắt chỉ. Đối với bệnh nhân đã bị hội chứng ống cổ tay nặng và kéo dài. Có thể cần đến 6 tháng để tay hết tê hoàn toàn và cơ bớt teo.
Các biến chứng có thể gặp phải khi mổ
Tiểu phẫu ống cổ tay được coi như một cuộc phẫu thuật nhỏ. Vì đơn giản hơn so với các phẫu thuật khác rất nhiều nên có thể chỉ cần tiểu phẫu là được. Tuy nhiên thì cần chú ý các biến chứng có thể gặp phải dưới đây để lưu ý khi lựa chọn cơ sở thực hiện tiểu phẫu:
- Nhiễm trùng: là biến chứng thường gặp nhất bất kể ở phòng mổ hay thực hiện tiểu phẫu. Để hạn chế tình trạng này bạn nên lựa chọn cơ sở Y tế uy tín và sạch sẽ.
- Chảy máu: cũng giống như nhiễm trùng thì chảy máu cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên tiểu phẫu chỉ ở nông và đường mổ nhỏ nên rất ít khi dẫn đến biến chứng nghiêm trọng vì chảy máu. Bệnh nhân cần được tầm soát bằng cách Bác sĩ khám và đánh giá tiền sử chảy máu trước đây hoặc có yếu tố di truyền từ gia đình
- Tổn thương mạch máu thần kinh vùng cổ tay: cần lựa chọn Bác sĩ uy tín và nhiều kinh nghiệm để hạn chế các biến chứng này.
- Ngộ độc thuốc tê: các tình huống thực hiện tiểu phẫu, nhất là thẩm mỹ thường dễ bị ngộ độc thuốc tê, đã xảy ra rất nhiều trường hợp trên báo chí đã đề cập để lại hậu quả nặng nề. Để hạn chế biến chứng này cần có đội ngũ Bác sĩ gây mê hồi sức cấp cứu tốt. Hoặc Bác sĩ thực hiện tiểu phẫu hội chứng ống cổ tay phải là Bác sĩ chuyên khoa để có thể xử lí tốt được các biến chứng khi xảy ra.
Chi phí tiểu phẫu hội chứng ống cổ tay
Giá trung bình dao động từ 3-5 triệu đối với các cơ sở y tế nhà nước. Và từ 10-15 triệu đối với các bệnh viện tư nhân. Nếu có bảo hiểm y tế bạn nên chọn Bệnh viện nhà nước thì chi phí sẽ rẻ hơn. Còn nếu bạn có bảo hiểm bảo lãnh thì nên chọn Bệnh viện tư nhân vì giá cao hơn nhưng bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn. Chăm sóc tốt hơn và không phải chờ đợi như ở bệnh viện nhà nước.
Quy trình thực hiện tiểu phẫu: Bác sĩ sẽ giải thích tình trạng bệnh và hướng điều trị cho bệnh nhân. Tê tại chỗ bằng thuốc tê vào vùng cổ tay. Sau đó rạch da một đường nhỏ vùng cổ tay mặt lòng bàn tay. Cắt bỏ bao giữ gân gấp ổ tay để giải phóng ống cổ tay. Khâu da lại và băng ép.
ĐỪNG BỎ LỠ:
- [Sài Gòn] Xem giá phẫu thuật Hội chứng ống cổ tay trọn gói – BS CKI Lê Văn Quỳnh
Chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay
Sau mổ bệnh nhân được dặn dò tập gấp duỗi cổ tay và tập vận động các ngón tay. Chăm sóc vết thương sau mổ bao gồm rửa và thay băng vết thương hàng ngày. Kháng sinh để chống nhiễm trùng. Kháng viêm giảm sưng viêm và thuốc giảm đau.
Lịch tái khám và theo dõi sẽ tuỳ thuộc từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ dặn dò kỹ sau khi mổ. Để tránh lo lắng cho bệnh nhân sau khi mổ. Bạn nên có số điện thoại của Bác sĩ đã tiểu phẫu hội chứng ống cổ tay cho mình. Để khi có các vấn đề xảy ra thì bệnh nhân không lo lắng nhờ sự hướng dẫn và dặn dò từ Bác sĩ.
Đừng quên hỏi Bác sĩ của bạn lịch tái khám và khi nào thì cần tái khám ngay. Thường thì nếu có các biểu hiện sau bạn nên tái khám ngay, tìm đến cơ sở Y tế gần nhất:
- Thấy mệt mỏi, khó thở, đau ngực, hoặc phát hiện người nhà đi mổ ống cổ tay về thấy lơ mơ, nói sảng
- Sau vài ngày thấy vết thương chảy dịch chảy mủ
- Vết thương chảy máu nhiều ướt băng vết mổ
- Tê bì các ngón tay nhiều, kèm lạnh và tím các đầu ngón tay
- Đau buốt bàn ngón tay dữ dội.
Nhận tư vấn MIỄN PHÍ về tiểu phẫu cổ tay
Bạn nếu có vấn đề còn thắc mắc khi đang muốn đi tiểu phẫu hội chứng ống cổ tay có thể gọi điện thoại trực tiếp cho BS CKI Lê Văn Quỳnh – Bác sĩ xương khớp giỏi ở TPHCM để nhận tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ từ Bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Đừng ngần ngại gọi số Hotline.
Hoặc có thể chát với BS qua khung chát website hoặc qua số zalo hotline ở góc dưới trái màn hình của bạn.
𝙈ộ𝙩 𝙡ầ𝙣 𝙩ư 𝙫ấ𝙣 𝙩ừ 𝘽á𝙘 𝙨ĩ 𝙗ằ𝙣𝙜 10 𝙡ầ𝙣 𝙩𝙧𝙖 𝙂𝙤𝙤𝙜𝙡𝙚
Đừng quên bạn có thể đặt lịch khám và tiểu phẫu với Bác sĩ qua số Hotline. Hoặc tới Bệnh viện Nam Sài Gòn để gặp Bác sĩ và nhận tư vấn MIỄN PHÍ.