Bị trật khớp vai là gì?
Trật khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay trật khỏi trung tâm ổ chảo xương vai. Trật vai có thể hoàn toàn hoặc chỉ một phần (gọi là bán trật). Nếu trật khớp lần đầu không điều trị tốt có thể bị tái lại nhiều lần, gọi là trật khớp vai tái hồi.
Tên gọi khác là sai hoặc sái khớp vai ( Shoulder Dislocation). Khớp vai là khớp có tầm vận động lớn nhất cơ thể, và cũng là khớp có hoạt động nhiều nhất. Nhiều hơn cả khớp háng. Do nó cần hỗ trợ nhiều chức năng của tay như: cầm nắm, nâng đỡ, kéo, hay các thao tác tinh vi hơn như đàn, múa… Vì tần suất hoạt động nhiều nên rất dễ bị trật khi chấn thương.
Thường gặp sau một chấn thương mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào vùng vai. Thường gặp ở người trẻ, là độ tuổi lao động nhiều hoặc chơi thể thao.
Trật vai có thể diễn tiến tái lại nhiều lần nếu như không được trị chữa trật khớp bả vai tốt trong lần đầu tiên bị.
Trật khớp bả vai không nguy hiểm tính mạng. Nhưng nó có thể gây đau, mất chức năng, hay hạn chế chức năng của tay. Làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Các kiểu trật khớp vai
1️⃣ Trật khớp có thể diễn tiến cấp tính hay mạn tính. Nếu sau chấn thương do bất kì loại tai nạn nào thì được phân vào loại trật cấp tính. Trật cấp tính được định nghĩa là < 3 tuần. Sau 3 tuần thì được gọi là trật cũ.
2️⃣ Gãy trật bả vai là loại trật khớp có kèm gãy xương như: gãy mấu động lớn, gãy cổ phẫu thuật xương tay hay gãy ổ xương vai.
3️⃣ Tình huống bị trật tái lại có thể do các tổn thương xương chỏm, xương cánh tay, bờ ổ chảo, rách bao khớp, bong tróc sụn viền trước đó. Trật khớp từ lần thứ 2 trở đi gọi là trật tái hồi.
4️⃣ Trật khớp vai chỉ lệch vào trong do cơ ngực lớn, là cơ lớn nhất vùng vai, kéo chỏm xương cánh tay vào trong. Nên khớp vai chỉ gặp vào trong lệch ra trước hoặc ra sau.
- Trật ra trước vào trong chiếm đa số các tình huống.
- Trật ra sau vào trong: chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 5% các tình huống.
5️⃣ Tuỳ vào vị trí của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo xương vai. Bình thường xương cánh tay nằm ở trung tâm ổ chảo xương vai. Nếu chỏm bị lệch hoàn toàn ra khỏi diện khớp ổ chảo thì gọi là trật khớp hoàn toàn. Còn nếu lệch ra chưa hoàn toàn thì gọi là bán trật hay không hoàn toàn.
6️⃣ Trật khớp có thể xảy ra liên tục mỗi khi dơ tay ở một tư thế nhất định, ví dụ như nâng tay qua đầu. Gọi là trật khớp vai thường
Nguyên nhân thường gặp gây sai khớp vai
- Chấn thương do tai nạn giao thông: thường do bệnh nhân té đập trực tiếp vùng vai xuống đường
- Chấn thương thể thao: các môn thể thao thường xảy ra chạm như bóng rổ, bóng chuyền, đá bóng…
- Tai nạn trong lúc sinh hoạt ở nhà như: trượt té trong nhà vệ sinh hay trượt cầu thang.
Vì vậy mà các bệnh nhân này thường là các bệnh nhân trẻ tuổi. Nằm trong độ tuổi lao động hay sinh hoạt thể thao. Tổn thương thường gặp ở những bệnh nhân này là loại trật khớp ra trước và vào trong.
Cơ chế chấn thương
Cơ chế chấn thương trực tiếp tác động vào khớp vai hoặc gián tiếp do té chống tay xuống đất. Tổn thương thường là loại trật khớp vai trước trong
Các bệnh nhân lớn tuổi hay có kèm bệnh lý khác như động kinh thường có tổn thương là loại trật khớp vào trong và ra sau.
Bán trật khớp vai sau đột quỵ thường do yếu liệt dẫn đến yếu cơ và mất vững khớp vai gây nên trật khớp vai bán phần.
Dấu hiệu trật khớp vai
⭐ Các than phiền của bệnh nhân khi tới khám thường là sau chấn thương bị đụng dập vùng vai xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sưng đau vùng vai, bầm tím sau chấn thương
- Không thể tự nhấc tay bên đau để cử động cánh tay được. Mà muốn vận động tay bên đó phải dùng tay bên lành để nâng đỡ
⭐ Các triệu chứng mà Bác sĩ thăm khám được:
- Mỏm cùng vai nhô lên tạo nên dấu hiệu vai vuông.
- Dấu hiệu ổ khớp rỗng: bình thường ngay dưới mỏm cùng vai là chỏm xương cánh tay. Khi chỏm bị trật sẽ không còn khớp với ổ chảo xương cánh tay. Bác sĩ sẽ lấy tay sờ vào ngay dưới mỏm cùng vai để xác định dấu hiệu này.
- Cánh tay sẽ bị lệch vào trong
- Dấu hiệu lò xo: khi dùng tay lành kéo tay đau ra khỏi tư thế lúc đang bị trật, thì tay đau sẽ bật trở lại vị trí ban đầu giống như lò xo. Đây là dấu hiệu điển hình của trật khớp.
Chẩn đoán trật khớp vai bằng cách nào?
✅ Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng bệnh nhân than phiền. Hỏi thêm về cơ chế chấn thương trước đó để đánh giá các tổn thương có thể bị ở khớp vai. Sau đó sẽ khám, bằng cách quan sát các dấu hiệu, sờ vào vùng vai bị đau để tìm các triệu chứng.
✅ Khi đã có định hướng chẩn đoán ban đầu. Bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng khác để khẳng định các chẩn đoán sơ bộ trước đó.
→ Xquang là phương tiện thường qui được thực hiện để đánh giá tổn thương. Xquang sẽ thấy được khớp bị trật và các tổn thương khác kèm theo như gãy xương cánh tay, hay gãy ổ chảo.
→ CT scan ( chụp cắt lớp vi tính) được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ có tổn thương ổ chảo cánh tay.
→ Siêu âm có thể phát hiện tụ máu trong bao khớp và các tổn thương tụ máu trong cơ.
→ MRI nhạy để phát hiện các tổn thương mô mềm như: bao khớp, gân cơ, dây chằng vai.
Biến chứng khớp bả vai có thể gặp nếu bị trật
Trật khớp khiến xương chèn ép hoặc đâm vào động mạch nách gây tổn thương hẹp đáng kể hay thủng động mạch.
Thần kinh có thể bị tổn thương thần kinh mũ vai, gây liệt cơ Delta, mất cảm giác vùng cơ Delta. Biến chứng này có thể được BS phát hiện nếu như đã nắn khớp vô mà vẫn không dạng được cánh tay hoặc tê bì vùng cơ Delta.
Tổn thương phần mềm hay gãy xương thiếu xương nhiều dẫn đến trật khớp vai tái diễn.
Đau nếu không điều trị, khớp chưa vào đúng lâu dài sẽ khiến khớp vai bị thoái hoá
Cách chữa trật khớp vai như thế nào?
Nguyên tắc: Nắn trật phục hồi giải phẫu ban đầu – Bất động đủ thời gian – Tập vận động sớm
Nắn trật khớp vai
Mục tiêu nắn cho chỏm xương cánh tay về lại vị trí trung tâm ổ chảo. Đúng với vị trí ban đầu khi chưa bị trật. Bác sĩ có thể dùng một tay kéo và chân đặt vào hõm nách để đẩy chỏm xương cánh tay vào vị trí ổ chảo. Ngay khi khớp lại như cũ, bệnh nhân sẽ giảm đau tức thì.
Bất động đủ thời gian
Thời gian để khớp vai phục hồi từ 3-4 tuần. Sau nắn bác sĩ sẽ cho bệnh nhân mang một loại nẹp giống như áo, giúp cố định và bất động khớp vai. Để khớp vai có thể phục hồi tốt.
Trong thời gian bất động bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú tại nhà. Và cần tuân thủ theo lịch tái khám bác sĩ đã hướng dẫn. Để phát hiện sớm các biến chứng hay tổn thương mới.
Dùng thuốc gì?
Nhóm thuốc giảm đau và giãn cơ nhẹ giúp cho bớt đau, bớt viêm. Làm cho khớp bị tổn thương mau hồi phục. Hết đau giúp cho bệnh nhân vận động sớm, tránh cứng khớp do bất động quá lâu.
Tập vận động sớm
Bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của BS, khớp cần được vận động sớm nhưng trong giới hạn cho phép. Việc tập lại sớm đúng cách, giúp cho khớp không bị tổn thương thêm. Nhưng lại giúp tay hoạt động, điều đó làm máu lưu thông tốt, giúp nhanh lành khớp trật.
Mổ trật khớp vai khi nào?
Trật vai có mổ hay không là câu hỏi rất nhiều người thường hỏi khi bị chấn thương.
✅ Bệnh nhân được chỉ định mổ trong tình huống khớp vai mất vững do tổn thương phần mềm rộng. Ví dụ như: tổn thương dây chằng bao khớp, gân cơ, tổn thương mất xương lớn, bong tróc sụn viền…
✅ Hoặc tình huống bệnh nhân bị trật nhưng không thể nắn trật về vị trí ban đầu do xương hoặc phần mềm gây kẹt khớp.
✅ Có biến chứng chèn ép hoặc tổn thương thần kinh hoặc mạch máu
✅ Tổn thương trật khớp vai lần đầu nếu không điều trị tốt, khớp vai sẽ bị tái phát nhiều lần. Tổn thương > 50 lần trật tái phát thì bệnh nhân có chỉ định chụp MRI để đánh giá mô mềm xung quanh tổn thương như nào và có chỉ định mổ.
✅ Phẫu thuật đặc biệt được chỉ định sớm ở bệnh trẻ tuổi (<20 tuổi), vận động viên hoặc lao động nặng
→ Nội soi là phương pháp tiên tiến hiện nay với nhiều ưu điểm. Ít đau. Ít xâm lấn. Tổn thương mô mềm ít. Vết mổ nhỏ. Phục hồi nhanh giúp bệnh nhân giảm thời gian nằm viện. Tập vận động khớp vai sớm và nhanh chóng quay trở lại với sinh hoạt hằng ngày. Và đặc biệt chi phí mổ ngày càng thấp và được bảo hiểm bảo lãnh và BHYT chi trả
Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?
Trật khớp đơn thuần không có biến chứng thì thường hồi phục sau 4 tuần. Sau thời gian đó bệnh nhân có thể bỏ đai hoàn toàn và quay trở lại cuộc sống. Hồi phục tốt cần được xử trí ban đầu tốt và theo dõi tái khám sát sao bởi Bác sĩ.
Nếu bạn cần quay trở lại tập thể thao sớm. Nên hỏi ý kiến Bác sĩ về tình trạng của mình trước khi tập để tránh tổn thương thêm khớp vai.
Đăng ký mổ khớp vai với Bác sĩ CKI Lê Văn Quỳnh
Quá trình công tác và kinh nghiệm làm việc
BS Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
- Kinh nghiệm làm việc 7 năm chuyên về nội soi khớp vai
- Hiện đang làm việc tại Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
- Bác Sĩ từng làm việc tại: Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Đức, BV An Sinh, BV Tân Hưng, BV ShingMark ( Đồng Nai ), PK Hoàn Mỹ SG
Bác sĩ CKI Lê Văn Quỳnh - Chuyên mổ khớp vai tại TPHCM
- Phẫu thuật nội soi vai khâu sụn viền điều trị trật khớp vai tái hồi, đau khớp vai mạn tính, khâu chóp xoay vai
- Chứng Chỉ CME Hội Nghị Nội Soi lần 6 tại Đà Nẵng, Chứng chỉ tiêm khớp, tiêm gân DH Y Dược TPHCM, Chứng nhận đào tạo phẫu thuật nội soi thay khớp BV Nguyễn Tri Phương
🌟 Chi phí mổ nội soi khớp vai tại BV Nam Sài Gòn có BHYT
⭕ Tôi có thể hưởng đúng tuyến BHYT nếu BS Quỳnh mổ hay không?
✅ Có
✅ Theo thông tư mới nhất khi bạn nhập viện để mổ thì bạn sẽ được hưởng đúng tuyến BHYT. BHYT sẽ chi trả từ 80 đến 100% các thuốc hay điều trị nằm trong danh mục
❗Tổng chi phí cho ca mổ nội soi vai tại BV Nam Sài Gòn
Bệnh nhân mổ tại bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn sẽ không cần xin giấy chuyển tuyến từ địa phương mà vẫn được hưởng ứng tuyến. Thông thường mức hưởng được 80% đối với các mục nằm trong Quỹ bảo hiểm y tế quy định. Để liên hệ mổ hãy gọi trực tiếp hoặc nhắn tin qua Zalo cho Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Văn Quỳnh chuyên gia phẫu thuật nội soi vai tại bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn. Chỉ cần mang theo bảo hiểm y tế và chứng minh nhân dân tới bệnh viện là được
Xem chi tiết tại đây
⭕Chi phí mổ nội soi trật khớp vai tái hồi tại đây: https://drquynh.com/chi-phi-mo-noi-soi-trat-khop-vai-tai-hoi-bao-nhieu-bhyt-tra/
✅Chi phí mổ rách gân vai có BHYT và dịch vụ
Lịch khám BS CKI Lê Văn Quỳnh tại BV Nam Sài Gòn:
- Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần từ 7:30 đến 16:30 tại Phòng Khám số 3
- Ngoài thời gian trên bạn có thể liên hệ trực tiếp BS số 0936231699 BS Lê Văn Quỳnh
Nhận tư vấn bệnh lý đau khớp vai hoàn toàn MIỄN PHÍ
- Bệnh nhân cả nước hoàn toàn có thể gọi trực tiếp cho Bác sĩ để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ 💯 từ Bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
- ❎ Không đăng ký mổ không sao
- ⚡️ Một lần tư vấn từ Bác sĩ bằng 10 lần tra Google
- ➤ Nhắn tin qua khung chát của website hoặc gọi trực tiếp cho Bác sĩ ❤️ Bác sĩ Quỳnh nhận tư vấn MIỄN PHÍ 💯