Trật khớp vai tái hồi là gì?

Trật khớp vai tái hồi (Chronic Shoulder Dislocation) là một trật khớp lặp lại do lỏng lẻo và rách cơ, gân hay dây chằng quanh khớp vai. Sự lỏng lẻo khớp vai mạn tính khiến các cấu trúc này không còn giữ được chỏm xương cánh tay ở trung tâm của ổ chảo. Thường sau chấn thương tái đi tái lại nhiều lần.

Khớp vai bao gồm chỏm xương cánh tay khớp với ổ chảo xương vai và các cấu trúc xung quanh giữ cho chúng khớp vào với nhau. Ví dụ như: gân, cơ hay dây chằng. Các cấu trúc này bình thường sẽ luôn giữ chỏm xương cánh tay nằm ở trung tâm của ổ chảo xương vai. Khi một nguyên nhân nào đó làm cho chúng không còn khớp với nhau thì gọi là trật khớp vai.

Trật khớp vai
Hình ảnh trật khớp vai

Khớp vai là một khớp động, có tầm vận động lớn nhất cơ thể. Giúp cho con người thực hiện được nhiều động tác linh hoạt như: cầm nắm, leo trèo, đánh đàn, múa… Các tổn thương trong khớp vai, khiến chỏm trật khỏi ổ chảo là: rách dây chằng bao khớp, rách sụn viền bị, rách các gân cơ chóp xoay, hay mất xương.

Ai dễ bị trật khớp vai tái hồi?

Trật khớp vaibệnh lý khớp vai thường gặp ở người trẻ, do nằm trong độ tuổi lao động hay hoạt động nhiều. Đặc biệt các hoạt động có tính lặp đi lặp lại như chơi bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… Khớp vai bị trật lần đầu nếu không điều trị tốt rất dễ trật tái đi tái lại nhiều lần gọi là trật khớp vai tái hồi. Việc hoạt động lặp lại gây rách rộng bao khớp, sụn viền, hay khuyết xương, nếu không điều trị sớm khiến cho điều trị trật khớp vai tái hồi trở nên khó khăn.

Trật khớp vai ở trẻ em sau chấn thương thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ dễ bị tái phát nếu không điều trị đúng

Nguyên nhân trật khớp vai tái phát.

Cơ chế chấn thương trực tiếp vào vùng vai. Hoặc gián tiếp do vi tổn thương sau quá trình lặp đi lặp lại khi làm việc hay hoạt động thể thao.

Lần trật đầu khớp vai bị tổn thương nhiều

Khi chỏm trật khỏi ổ chảo có thể dẫn đến:
✘ Rách bao khớp
✘ Rách sụn viền bao quanh ổ chảo.
✘ Tổn thương ổ chảo ( được đánh giá bằng chỉ số Bankart)
✘ Tổn thương chỏm xương cánh tay

Các tổn thương này càng lớn thì nguy cơ trật khớp vai tái phát càng cao. Nên trật lần đầu cần được bất động tốt, và đủ lâu. Bệnh nhân càng trẻ tuổi, càng dễ tái hồi do lực chấn thương mạnh hay không tập khớp vai sau nắn trật.

Trật khớp vai tái hồi
Trật khớp vai tái hồi

Tổn thương vai tái đi tái lại.

Tổn thương căng dãn lặp lại – Repetitive strain injury (RSI): được mô tả là đau cơ, thần kinh và gân gây ra bởi các động tác lặp đi lặp lại và quá mức. Các động tác này không làm đứt, rách trực tiếp gân cơ. Nhưng việc lặp đi lặp lại dẫn đến vi tổn thương dây chằng bao khớp, sụn viền. Gây viêm hay thoái hoá trong khớp vai. Hậu quả là dãn dây chằng, lỏng lẻo bao khớp hay rách bao khớp do thoái hoá.

Cơ địa bệnh nhân

Bệnh nhân bị lỏng lẻo mô liên kết toàn thân. Không chỉ dễ trật khớp vai tái hồi, mà còn dễ xảy ra ở tất cả các khớp khác như khuỷu, háng.

Triệu chứng trật khớp vai tái hồi

1️⃣  Nếu trật lại cấp tính:

→ Sưng đau khớp vai
→ Biến dạng vùng vai
→ Mất khả năng cử động khớp vai.
→ Dấu hiệu lò xo: khi kéo tay ra ngoài thân mình, tay trở lại vị trí ban đầu.

2️⃣  Nếu trật thường xuyên:

→ Thường không đau
→ Vai lỏng lẻo hoặc nghe tiếng lụp cụp khi cử động
→ Khớp vai cử động bất thường
→ Khớp dễ trật và dễ vào lại đúng vị trí

Có cần điều trị khớp trật không?

Trật tái hồi nhiều lần ảnh hưởng sinh hoạt và khả năng lao động, thể thao của người bệnh. Do mất vận động khớp vai một cách bình thường. Ảnh hưởng không chỉ thân thể mà cả tâm lý người bệnh.

✅  Bệnh nhân trẻ tuổi, làm công việc nặng, hoặc là vận động viên chuyên nghiệp thì nên mổ điều trị trật khớp để phục vụ cho lao động hoặc sinh hoạt

✅ Bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nền nặng, hoặc do bệnh lý thần kinh cơ thì không nên mổ. Vì nguy cơ mổ cao hơn nhiều so với không mổ.

Cách điều trị trật khớp vai tái hồi

Điều trị trật khớp vai tái hồi nhiều lần có thể điều trị bảo tồn không mổ hoặc điều trị phẫu thuật.

1️⃣ Điều trị bảo tồn không mổ

  • Mục tiêu chính là giảm đau, sưng và vận động lại khớp vai
  • Nắn trật khớp vai về đúng vị trí ban đầu là biện pháp hiệu quả nhất để giảm đau. Triệu chứng đau sẽ giảm rõ rệt ngay khi khớp vai vừa được nắn đúng
  • Bất động khớp vai: một số người sau nắn có thể hết đau ngay, nhưng việc mang đai Desault sau nắn giúp cho vai được bất động tốt. Việc bất động tốt giúp cho khớp vai bị trật phục hồi lại, do các mạch máu chỉ tái hồi lại khi được bất động tốt. Thông thường phải cần khoảng 4 tuần để vai hồi phục.
  • Thuốc giảm đau kháng viêm giúp vừa giảm đau, vừa làm đẩy nhanh quá trình lành khớp bị trật.
  • Tập phục hồi chức năng: sau khi bị trật khớp vai tái hồi sẽ bị tổn thương và quá trình lành sẽ tạo sẹo hoặc co rút khớp vai. Cần tập các bài tập cho vai giúp khớp linh hoạt trở lại và không giới hạn tậm vận động khớp.

2️⃣ Mổ trật khớp vai tái hồi

Phẫu thuật trật khớp vai tái hồi được chia thành 2 loại là mổ mở và mổ nội soi:

Mổ mở thực hiện thế nào?

Bác sĩ rạch da ở vùng vai tổn thương phẫu thuật khâu cơ, gân, dây chằng bị tổn thương. Phương pháp này là phương pháp kinh điển, dễ thực hiện nhưng ít được ưa chuộng do:
✘ Nguy cơ nhiễm trùng cao
✘ Tổn thương mô mềm nhiều
✘ Vết thương lớn hơn nhiều so với mổ nội soi

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn cần sử dụng ở bệnh nhân tổn thương khớp vai nhiều, phần mềm rách rộng không thể sửa chữa bằng nội soi.

Mổ nội soi trật khớp vai tái hồi

Phương pháp càng ngày được ưa chuộng hơn do:
✅  Đường mổ nhỏ, ít xâm lấn
✅ Giảm nguy cơ nhiễm trùng
✅ Giảm đau
✅  Sẹo mổ nhỏ, thẩm mỹ
✅  Tổn thương mô mềm ít, vết thương nhanh lành, xuất viện sớm.
🥇 Bác sĩ càng ngày càng tay nghề cao. Thành thạo các kĩ thuật mổ nội soi
Chi phí phẫu thuật trật khớp vai tái hồi được thanh toán BHYT hoặc Bảo hiểm bảo lãnh hoàn toàn phù hợp cho mọi bệnh nhân.

Phòng tránh trật vai tái hồi.

Khi bị trật khớp vai, bạn nên làm những điều sau:

→ Nên được khám bởi BS chuyên khoa, chụp phim hoặc những cận lâm sàng khác để đánh giá hết tổn thương

→ Cần được nắn trật đúng cách. Giúp giảm thiểu việc làm tổn thương nặng thêm. Sau khi nắn trật khớp vai và bất động với đai Desault, bạn nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị trật khớp vai tái hồi và theo dõi tái khám định kì

  • Bất động đủ thời gian
  • Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng khớp vai theo phác đồ
  • Tập luyện tăng sự dẻo dai của khớp vai.

Tăng dẻo dai cho vai

Nếu bị trật khớp vai nhiều lần do một động tác nhất định bạn nên giảm hoạt động đó. Tập các bài tập cho cơ vai, giúp tăng sức mạnh cho cơ vai. Nên khởi động kĩ trước khi bắt đầu tập.

Bảo vệ vai tối đa

✅ Khi ngã: nên để cổ tay – khuỷu tay trong tư thế cong, nghiêng người tiếp đất bằng mông.

✅ Dùng tấm lót bảo vệ vai lúc thể thao giúp giảm tỉ lệ chệch khớp vai tái diễn 

✅ Chỉ thể thao lại khi vai đã lành hẳn: không tập trở lại sớm dễ sai khớp vai lại.

✅ Nên có ý kiến bác sĩ về thời điểm khi nào nên tập luyện trở lại

Liên Hệ Khám Bác Sĩ

DrQuynh – Bác sĩ Chuyên Khoa Chỉnh Hình Cơ Xương Khớp

Bác sĩ chuyên khoa sâu Chỉnh Hình Cơ Xương Khớp tại thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên phẫu thuật khớp gối, khớp vai và gãy xương tay chân. Điều trị bệnh lý gây tê, đau nhức xương khớp tay chân.

Địa chỉ: 002 Block A, EHOME S Nam Sài Gòn, Đường Số 1, Bình Hưng, Bình Chánh, Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Website: https://drquynh.com/

Điện thoại đặt lịch khám: 0936231699

ĐỪNG QUÊN XEM: Chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước có bảo hiểm Bác sĩ mổ dây chằng giỏi TPHCM Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không Chi phí mổ thay khớp gối nhân tạo có bảo hiểm y tế
5/5 - (16 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *