Nguyên nhân trẻ bị trật khớp vai.
Trật khớp vai ở trẻ em là một chấn thương thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Do chỏm xương cánh tay không còn nằm ở trung tâm ổ chảo xương vai. Trật khớp vai có thể do tác động tái lại nhiều lần gây tổn thương khớp vai, nhưng đa phần là sau một chấn động cấp tính.
Về mặt sinh lý theo tuổi ở trẻ em dây chằng khoẻ hơn xương nên làm tăng nguy cơ trật khớp vai. Vòng sụn viền quanh ổ chảo dễ bị bong tróc khi chấn thương.
Các nguyên nhân thường gặp gây trật khớp ở trẻ:
✅ Té trong tư thế chống tay hay khuỷu xuống đất khi vui chơi. Do trơn trượt hay té từ trên cao xuống
✅ Tai nạn giao thông khi tham gia giao thông cùng ba mẹ hoặc tập đạp xe dễ làm trẻ em bị trật khớp vai.
✅ Trật khớp vai xảy ra do ba mẹ cầm 2 tay trẻ và kéo lên trong lúc đang chơi đùa cùng trẻ.
Cơ chế bị trật khớp vai ở trẻ
Trẻ té chống tay, chỏm xương vai bị đẩy ra khỏi ổ chảo xương vai. Tổn thương có thể gây trật khớp hoàn toàn chỏm xương cánh tay ra khỏi ổ chảo xương vai hoặc trật một phần ( bán trật khớp vai ).
Cơ chế tổn thương ở trẻ là do trẻ chống tay hay khuỷu, cánh tay dạng, chỏm cánh tay hướng ra trước. Nên tổn thương trật khớp vai thường là trật ra trước và vào trong.
Ở trẻ em tổn thương trong khớp vai cũng giống như người lớn do tổn thương phần trước của ổ chảo ( sụn viền và bao khớp trước). Các tổn thương khác như xương ổ chảo hay xương chỏm cánh tay cũng có thể gặp. Nếu các tổn thương này không điều trị. Dễ bị trật khớp vai tái hồi về sau cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trật khớp vai ở trẻ em
✅ Các dấu hiệu và triệu chứng nhìn thấy được: khớp vai biến dạng, cử động không giống như bình thường. Vùng quanh khớp vai sưng đau, bầm tím.
✅ Vùng phía ngoài của vai trẻ lõm xuống không nhô ra như bên lành
✅ Trẻ không còn tự vận động cánh tay của mình nữa, việc kéo cho trẻ cử động tay gây đau dữ dội hơn
✅ Nghe tiếng lụp cụp ở khớp vai khi trẻ vận động cánh tay
Có nên nắn trật lại khớp vai không?
Việc nắn trật trở lại vị trí ban đầu chỉ nên được thực hiện bởi thầy thuốc. Sau khi đánh giá kỹ các tổn thương và việc nắn đúng kĩ thuật sẽ không làm tổn thương thêm cho khớp vai.
Việc tự ý nắn có thể gây một số hậu quả như: khớp bị kẹt không thể nắn lại ví trí ban đầu được, hoặc tổn thương mạch máu thần kinh. Dẫn đến việc trật khớp vai ở trẻ từ chưa có chỉ định cần phẫu thuật trở thành cần phải thực hiện phẫu thuật cấp cứu.
Vì vậy, tuyệt đối không nên tự ý nắn trật khớp vai ở nhà. Hãy tìm hiểu cách sơ cứu trật khớp vai tại nhà trước khi đến bệnh viện.
Điều trị gì nếu trẻ bị trật khớp vai.
Trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám và đánh giá các yếu tố cần cấp cứu trước. Xem xét có chỉ định cấp cứu hay cần phẫu thuật khẩn cấp hay không.
Nếu không trẻ sẽ được cho chụp Xquang để xác định tổn thương của khớp vai. Có thể trật khớp vai ở trẻ kèm theo gãy đầu trên xương cánh tay hay bờ ổ chảo xương vai.
Các loại trật đơn giản sẽ được nắn trật, trẻ sẽ thấy hết đau ngay sau khi nắn vào lại đúng vị trí của khớp vai. Và hoạt động khớp vai được bình thường mà không gây đau đớn.
Trường hợp trật khớp vai ở trẻ em để càng lâu thì nguy cơ nắn trật lại được càng khó và có nguy cơ phải phẫu thuật.
Tình huống nắn trật cho trẻ mà không thể khôi phục lại vị trí ban đầu của khớp vai thì Bác sĩ có thể chỉ định thêm các cận lâm sàng khác như: CT hay MRI.
Bác sĩ điều trị trẻ trật vai như nào ở bệnh viện?
1️⃣ Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc tiếp nhận trẻ, lấy dấu hiệu sinh tồn, khám và đánh giá tình trạng của trẻ.
2️⃣ Cho thuốc giúp bé giảm đau hoặc an thần.
3️⃣ Giải thích tình trạng của bé để cho cha mẹ đỡ lo lắng. Dặn dò những chuyện cần thiết ví dụ như cần nhịn ăn hay uống vì có thể bé sẽ phải phẫu thuật.
4️⃣ Chỉ định chụp Xquang hoặc Siêu âm sau khi đã khám để xác định chính xác tổn thương
5️⃣ Nếu là trật khớp vai đơn giản ở trẻ. Sau đó trẻ sẽ được nắn trật lại vị trí ban đầu.
Mang nẹp 3-4 tuần để khớp vai hồi phục. Kê toa thuốc giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và giảm đau.
Dặn dò việc tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng khớp trật. Hướng dẫn cách tập phục hồi chức năng khớp vai .
➡️ Việc cha mẹ cần làm là hãy thật bình tĩnh, nghe kĩ BS giải thích và nhớ những việc cần làm cho trẻ.
Lưu ý khi chăm trẻ em bị trật khớp vai sau khi về nhà
Các trật khớp không biến chứng sẽ được nắn trật và điều trị ngoại trú. Khi trẻ về cha mẹ nên chú ý những việc sau:
- Mang đai – nẹp đủ thời gian và đúng cách như Bác sĩ đã hướng dẫn. Trẻ em hết đau dễ tự ý tháo ra để chơi
- Thuốc cần được uống đúng và đủ liều, tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc
- Dùng khăn chườm đá lạnh lên vai của trẻ. Mỗi lần 30 phút x 8 lần/ ngày. Giúp giảm đau viêm
- Hãy tập cùng trẻ những bài tập mà bác sĩ dặn dò, giúp trẻ thấy vui vẻ hơn khi tập
Cần đưa trẻ quay lại cơ sở y tế gần nhất khi:
- Trẻ khó thở, tím tái
- Đau sưng vai hay tay nhiều và ngày càng tăng
- Trẻ khai tê bì tay bị thương nhiều
Phòng ngừa trẻ bị trật khớp vai tái lại?
Phòng ngừa té ngã ở những nơi có nguy cơ như cầu thang, phòng tắm. Hãy đảm bảo an toàn cho trẻ trước khi chơi và không quên dặn dò trẻ hãy cẩn thận.
Luôn giám sát trẻ để trẻ không chơi những trò chơi nguy hiểm
Trẻ lớn chơi thể thao cần được khởi động kĩ trước khi chơi và hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng mạnh. Nếu vẫn mong muốn chơi hãy gặp Bác sĩ để được tư vấn tốt nhất cho trẻ.
Các tai nạn như khi tập đạp xe: nên mặc đồ phòng vệ cho trẻ tránh các tổn thương nặng, đặc biệt lên khớp vai.
Tổng kết: Trật khớp vai ở trẻ em là nguyên nhân thường gặp ở trẻ. Cha mẹ cần phòng ngừa té ngã cho trẻ khi ở nhà hay vui chơi. Nếu không may bị trật cần biết cách sơ cứu và đưa trẻ đi khám. Trật khớp vai lần đầu rất dễ bị tái lại và để lại nhiều biến chứng.
Đăng ký mổ khớp vai với Bác sĩ CKI Lê Văn Quỳnh
Quá trình công tác và kinh nghiệm làm việc
BS Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
- Kinh nghiệm làm việc 7 năm chuyên về nội soi khớp vai
- Hiện đang làm việc tại Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
- Bác Sĩ từng làm việc tại: Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Đức, BV An Sinh, BV Tân Hưng, BV ShingMark ( Đồng Nai ), PK Hoàn Mỹ SG
Bác sĩ CKI Lê Văn Quỳnh - Chuyên mổ khớp vai tại TPHCM
- Phẫu thuật nội soi vai khâu sụn viền điều trị trật khớp vai tái hồi, đau khớp vai mạn tính, khâu chóp xoay vai
- Chứng Chỉ CME Hội Nghị Nội Soi lần 6 tại Đà Nẵng, Chứng chỉ tiêm khớp, tiêm gân DH Y Dược TPHCM, Chứng nhận đào tạo phẫu thuật nội soi thay khớp BV Nguyễn Tri Phương
🌟 Chi phí mổ nội soi khớp vai tại BV Nam Sài Gòn có BHYT
⭕ Tôi có thể hưởng đúng tuyến BHYT nếu BS Quỳnh mổ hay không?
✅ Có
✅ Theo thông tư mới nhất khi bạn nhập viện để mổ thì bạn sẽ được hưởng đúng tuyến BHYT. BHYT sẽ chi trả từ 80 đến 100% các thuốc hay điều trị nằm trong danh mục
❗Tổng chi phí cho ca mổ nội soi vai tại BV Nam Sài Gòn
Bệnh nhân mổ tại bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn sẽ không cần xin giấy chuyển tuyến từ địa phương mà vẫn được hưởng ứng tuyến. Thông thường mức hưởng được 80% đối với các mục nằm trong Quỹ bảo hiểm y tế quy định. Để liên hệ mổ hãy gọi trực tiếp hoặc nhắn tin qua Zalo cho Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Văn Quỳnh chuyên gia phẫu thuật nội soi vai tại bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn. Chỉ cần mang theo bảo hiểm y tế và chứng minh nhân dân tới bệnh viện là được
Xem chi tiết tại đây
⭕Chi phí mổ nội soi trật khớp vai tái hồi tại đây: https://drquynh.com/chi-phi-mo-noi-soi-trat-khop-vai-tai-hoi-bao-nhieu-bhyt-tra/
✅Chi phí mổ rách gân vai có BHYT và dịch vụ
Lịch khám BS CKI Lê Văn Quỳnh tại BV Nam Sài Gòn:
- Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần từ 7:30 đến 16:30 tại Phòng Khám số 3
- Ngoài thời gian trên bạn có thể liên hệ trực tiếp BS số 0936231699 BS Lê Văn Quỳnh
Nhận tư vấn bệnh lý đau khớp vai hoàn toàn MIỄN PHÍ
- Bệnh nhân cả nước hoàn toàn có thể gọi trực tiếp cho Bác sĩ để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ 💯 từ Bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
- ❎ Không đăng ký mổ không sao
- ⚡️ Một lần tư vấn từ Bác sĩ bằng 10 lần tra Google
- ➤ Nhắn tin qua khung chát của website hoặc gọi trực tiếp cho Bác sĩ ❤️ Bác sĩ Quỳnh nhận tư vấn MIỄN PHÍ 💯