Tiêm khớp gối là một trong những thủ thuật để điều trị viêm khớp, thoái hoá khớp gối. Để thực hiện thủ thuật BS cần xác định vị trí tiêm khớp gối một cách chính xác nhằm giảm thiểu các rủi ro biến chứng. Trước khi tiến hành tiêm, luôn cần xác định có chỉ định và chống chỉ định hay không? Sau đó mới xác định vị trí định tiêm và các bước thực hiện tiếp theo.
Chỉ định tiêm thuốc vào khớp gối
Khớp gối là vị trí chịu lực nhiều nhất của cơ thể, nên dễ thường xảy ra viêm và thoái hoá. Để điều trị các bệnh lý viêm thường chỉ định tiêm thuốc kháng viêm corticoid. Và đối với bệnh lý thoái hoá khớp dẫn đến giảm tiết chất nhờn khớp và thoái hoá sụn thì ngoài tiêm kháng viêm còn có thể tiêm chất nhờn Hyaluronic.
Tiêm corticoid nội khớp
- Bệnh lý khớp gây viêm màng bao hoạt dịch mà không có nhiễm khuẩn như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm khớp vảy nến…vân vân.
- Viêm bao thanh dịch, kén màng hoạt dịch (có thể gặp kén khoeo chân, hay tên gọi khác kén Baker).
- Điều trị bệnh lý hóa khớp giai đoạn sớm làm ngăn chặn tiến triển của bệnh.
Vị trí tiêm thuốc là tiêm vào trong khớp nhằm mục đích đưa thuốc vào nội khớp. Từ đó mà thuốc có thể ngấm vào các thành phần cấu trúc xung quanh như bao hoạt dịch và lan toả toàn bộ các vị trí trong khớp.
Vì khớp gối là một khớp lớn nên thường lượng thuốc sẽ nhiều hơn so với các vị trí khác. Có thể là gấp đôi lượng thuốc so với tiêm hội chứng ống cổ tay
Tiêm nội khớp acid hyaluronic ( chất nhờn khớp)
- Chỉ định ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, khớp vai, khớp háng, hay các khớp bàn ngón tay…Nhưng đa số các thủ thuật tiêm khớp hiện nay thường được áp dụng cho bệnh nhân thoái hoá khớp gối và khớp vai. Mà trong đó khớp gối là vị trí được chỉ định nhiều nhất.
Hyaluronic acid là một chất có trọng lượng phân tử cao, tính chất vật lý có độ nhờn nhất định. Cấu trúc hoá học tương tự như hyaluronic nội sinh được sinh ra ở vị trí màng hoạt dịch trong khớp. Khi thoái hoá khớp khiến cho lượng chất này giảm đi thì việc tiêm chất nhờn thay thế giúp cho khớp gối vận động dễ dàng hơn, bớt triệu chứng đau.
Chống chỉ định tiêm nội khớp
- Khi có viêm nhiễm : nhiễm nấm, nhiễm trùng ở ngoài da vùng khớp gối ở vị trí định tiêm có chống chỉ định tuyệt đối
- Đối với người có bệnh lý toàn thân: rối loạn đông máu ( dễ chảy máu, máu khó đông), tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gan thận suy nặng hay hiện đang không kiểm soát được. Là những bệnh lý có chống chỉ định tương đối.
Ví dụ như bệnh lý rối loạn đông máu, dễ bị chảy máu. Thì vị trí tiêm dù nhỏ nhưng thủ thuật này gây chảy máu, có thể dẫn đến chảy máu trong khớp, tràn máu khớp gối.
⭐ Xác định vị trí tiêm khớp gối như thế nào?
Người thực hiện thủ thuật phải là Bác sĩ Chuyên khoa cơ xương khớp. Có chứng chỉ tiêm khớp tiêm gân hay tiêm nội khớp. Tức là đã được đào tạo và có kiến thức về giải phẫu thì việc xác định luôn chính xác hơn. Hiểu được các cấu trúc có thể gặp phải trên đường đi tiêm vào khớp. Luôn biết được vị trí tiêm có cấu trúc nào quan trọng hay không? Có nguy cơ tổn thương mạch máu hay thần kinh hay không? Từ đó mà biết được và xử trí được các biến chứng có thể gạp phải.
✅ Đường vào từ phía trước: đường đùi – chày trong
- Tư thế bệnh nhân ngồi trên bàn thủ thuật gối gấp 45 độ hoặc để 2 chân thõng xuống bàn. Vị trí tiêm là 1cm phía trong và phía dưới xương bánh chè gối.
- Thực hiện chọc kim tiêm vuông góc với da khoảng 3 cm, kim đi nhẹ nhàng không vướng phải vật cản. Rút nhẹ pitton của kim tiêm ngược lại để kiểm tra trong có máu. Có thể hút ra được ít dịch khớp.
Lưu ý với vị trí này: đường tiêm này nếu đâm kim quá nông có thể sẽ chưa tới được khớp gối mà mới chỉ đâm vào phần mỡ ở phía trước khớp gối. Điều này sẽ khiến bệnh nhân đau nhiều. Cũng không gây hại gì nhưng nếu tiêm vào phần mỡ này thì thuốc chưa đi vào được khớp gối. Vì vậy mà chưa đạt được mục đích là tiêm nội khớp.
Nếu khi đang tiêm mà bệnh nhân đau nhiều thì hãy thử coi lại vị trí kim, có thể đâm vào sâu hơn. Nếu đúng vị trí thì bơm tiêm khi bơm thuốc phải nhẹ nhàng mà bệnh nhân không đau và không cảm thấy vướng vật cản.
✅ Vị trí trên xương bánh chè ở trong hoặc ngoài
Đây là vị trí ngoài dùng để tiêm thuốc vào khớp thì có thể dùng để hút dịch khớp gối trong trường hợp tràn dịch khớp gối. Sau khi hút dịch khớp gối có thể bơm thuốc vào.
Cách thực hiện: đẩy nhẹ xương bánh chè xuống phía dưới. Chọc kim tiêm sao cho cảm nhận được kim lướt dưới mặt sau của xương bánh chè. Đối với vị trí trên ngoài thì hướng mũi kim tiêm xuống dưới và vào trong. Còn vị trí tiêm trên trong thì tiêm hướng xuống dưới và ra ngoài khớp gối như hình dưới đây.
Khi thực hiện kim tiêm bơm thuốc cũng phải cảm nhận nhẹ nhàng mà không thấy lực cản nào.
✅ Vị trí bên trong hay bên ngoài gối: đùi – bánh chè trong
- Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa trên bàn thủ thuật.
- Vị trí phía trong hay phía ngoài xương bánh chè. Có thể đẩy nhẹ xương bánh chè ra ngoài hay vào trong để chắc chắn kim tiêm đi đúng vào vị trí khớp gối. Kim đi dưới mặt sau xương bánh chè.
Đây là vị trí có thể dùng để hút dịch khớp gối dưới xương bánh chè trong trường hợp tràn dịch khớp. Thông thường có thể không có dịch nếu chỉ tiêm thuốc vào khớp.
Vị trí này thường được thực hiện nhất do dễ xác định và ít biến chứng nhất. Do không có mạch máu lớn hay thần kinh đi qua. Mà chủ yếu là các mốc da và xương.
Bài viết trên được tư vấn chuyên môn bởi DrQuynh ™. Nếu còn thắc mắc có thể bình luận xuống phía dưới để hỏi Bác sĩ. Hoặc có thể nhắn tin trực tiếp cho Bác sĩ 24/7
Nhắn tin ngay!