Hgb cùng với các chỉ số quan trọng khác trong xét nghiệm công thức máu như: RBC, MCHC, Hct, WBC… là các chỉ số cơ bản để đánh giá sàng lọc trong các gói xét nghiệm tổng quát. Vậy chỉ số Hgb trong xét nghiệm máu là gì? Hgb có vai trò như thế nào? Hgb tăng giảm liệu sẽ gợi ý bệnh lý gì? Cùng DrQuynh™ tìm hiểu qua những nội dung sau đây:

Hgb trong xét nghiệm máu là gì?

HgB trong xét nghiệm máu là viết tắt của hemoglobin. Hemoglobin là một loại protein gắn vào hồng cầu máu, nó gắn oxy để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

>> Hgb trong xét nghiệm máu là gì?
>> Wbc trong xét nghiệm máu là gì?
>> Hct trong xét nghiệm máu là gì
>> Mchc trong xét nghiệm máu là gì?
>> Lym trong xét nghiệm máu là gì?

HgB trong xét nghiệm máu là gì?
HgB trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số Hgb tăng giảm trong xét nghiệm máu có ý nghĩa là gì

Chỉ số HgB cùng với RBC và Hct là các chỉ số đánh giá hồng cầu trong máu. Việc tăng hay giảm của Hgb giúp cho Bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh và mức độ nặng của bệnh.

Giá trị bình thường của Hgb trong máu là bao nhiêu

Đứng ở góc độ sinh lý thì giá trị của Hgb thay đổi phụ thuộc tuổi và giới tính. Giá trị bình thường ở nam trưởng thành là từ 13 đến 16 g/dl. Ở nữ trưởng thành là 12.5 đến 14.5 g/dl. Ở trẻ em và trẻ sơ sinh có sự khác biệt rõ rệt so với người lớn là lượng Hgb của trẻ thấp hơn nhiều. Do cơ thể của trẻ còn nhỏ nên lượng Hgb cũng thay đổi theo đó.

Xét nghiệm Hgb tăng trong máu là dấu hiệu bệnh gì?

  • Hgb tăng lên có thể do tăng giả tạo hoặc tăng thực sự. Tăng giả khi cơ thể mất nước hay gặp trong  bệnh tim phổi, sốt xuất huyết. Cô đặc máu khiến cho lượng Hgb tăng lên do lượng nước trong cơ thể bị mất đi. Tăng thực sự như trong bệnh lý đa hồng cầu. Số lượng tế bào hồng cầu tăng đáng kể. Làm tăng không chỉ Hgb mà còn làm tăng RBC.

>> Xem thêm: Xét Nghiệm Máu RBC là gì? Tăng giảm khi nào?

  • Sống ở vùng đồi núi cao, là vùng có áp suất khí quyển cao, khiến tăng chỉ số Hemoglobin.

Xét nghiệm Hgb giảm trong máu là dấu hiệu bệnh gì?

Hgb giảm khi cơ thể bị thiếu máu. Có thể là do mất máu cấp tính hay tình trạng thiếu máu mạn tính.

  • TOP 5 nguyên nhân gây mất máu cấp tính là:
    1. Chảy máu từ đường tiêu hoá, là nguyên nhân thường gặp nhất, nhất là đường tiêu hoá trên.
    2. Chảy máu từ nội tạng do vỡ gan, vỡ lách… vân vân.
    3. Mất máu do xuất huyết từ cơ quan sinh dục như đờ tử cung sau sinh, băng huyết sau sinh
    4. Mất máu do chảy máu từ đường hô hấp: lao phổi, dãn phế quản
    5. Chảy máu từ các vết thương, gãy xương trong đa chấn thương

Việc mất máu trong tình trạng cấp tính việc xét nghiệm Hgb để theo dõi mức độ giảm là cần thiết. Nhưng điều trị cần phải dựa vào tình trạng bệnh cấp tính của bệnh nhân mà không chờ đợi việc xét nghiệm.

Đối với tình trạng thiếu máu hay còn gọi là thiếu máu mạn tính. Việc xét nghiệm công thức máu sẽ giúp đánh giá các chỉ số để xác định có thiếu máu thực sự hay không. Và đánh giá mức độ là nặng hay nhẹ. Các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm công thức máu là RBC, Hct và Hgb.

Đánh giá mức độ thiếu máu dựa trên kết quả xét nghiệm Hgb

Truyền máu trong mất máu cấp tính cần dựa vào triệu chứng lâm sàng mà Bác sĩ khám được. Nhưng đối với thiếu máu mạn tính thì chỉ số HgB là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá có cần truyền máu hay không

  • Khi HgB lớn hơn 10 g/dl: thiếu máu là mức độ nhẹ và không cần truyền máu. Cần tìm nguyên nhân gây thiếu máu
  • Khi HgB từ 8 đến 10 g/dl: thiếu máu là mức độ vừa. Cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của việc truyền máu.
  • Khi HgB từ 6 đến 8 g/dl: thiếu máu ở mức độ này là nặng. Cần làm các xét nghiệm phản ứng chéo trước khi truyền máu.
  • Khi HgB < 6 g/dl: Có chỉ định máu cấp cứu.

Khi nào cần xét nghiệm HgB trong máu?

1️⃣ Khi có triệu chứng gây mất máu cấp như:

    1. Nôn ra máu, đi cầu phân đen, tiêu ra máu,…
    2. Ho ra máu, khạc đàm có máu lẫn đàm…
    3. Đau bụng, bụng chướng nhiều, da niêm nhạt sau đụng dập ở vùng bụng
    4. Chảy máu nhiều từ đường sinh dục: rong kinh, rong huyết,…
    5. Các vết thương hay gãy xương chảy máu nhiều

>> Cần đi gặp Bác sĩ hay tới cơ sở Y tế gần nhất để được đánh giá tình trạng bệnh. Xét nghiệm Hgb máu lúc này chỉ là xét nghiệm hỗ trợ cho việc điều trị.

2️⃣ Khi có triệu chứng nghi ngờ bị thiếu máu như mất ngủ kéo dài, da xanh xao, niêm nhạt, khó tập trung, hay chóng mặt…

3️⃣ Khi làm xét nghiệm tổng quát: bạn sẽ được làm xét nghiệm công thức máu và Hgb là một trong các chỉ số của công thức máu. Xét nghiệm máu tổng quát có thể được làm mỗi 3 – 6 tháng hay mỗi năm 1 lần.

4️⃣ Trước khi phẫu thuật hay làm các thủ thuật như nhổ răng bạn cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm Hgb. Để đánh giá nguy cơ thiếu máu tiềm ẩn.

Trên đây là nội dung xung quanh câu hỏi Hgb trong xét nghiệm máu là gì? Cần tư vấn thêm hay góp ý hãy comment xuống phía dưới. Chúng tôi rất sẵn lòng và sửa đổi để cập nhật những thông tin chính xác nhất.

⭐⭐⭐  Cần lấy xét nghiệm máu tại nhà. Hãy sử dụng dịch vụ của DrQuynh ⭐⭐⭐ TẠI ĐÂY

5/5 - (2 bệnh nhân đã mổ)

ĐỪNG QUÊN XEM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *