Gãy xương quay cổ tay hay còn gọi là gãy đầu dưới xương quay là gãy đầu xa xương quay ở vị trí tiếp khớp với cổ tay. Là một trong các gãy xương thường gặp, đặc biệt ở người lớn tuổi, loãng xương.
Gãy xương quay cổ tay là gì?
Xương quay là một trong hai xương nằm ở cẳng tay, nằm song song và ở phía ngoài hơn so với xương trụ. Phía đầu trên tiếp khớp với xương cánh tay, phía đầu dưới khớp với các xương cổ tay.
Gãy xương quay cổ tay là gãy phần đầu dưới xương quay, phần tiếp khớp với cổ tay. Là một trong các gãy xương thường gặp ở người lớn, đặc biệt ở người loãng xương. Chiếm 1/6 tất cả các loại gãy xương.
Cơ chế té do ngã chống tay ở người lớn tuổi, loãng xương. Ở những bệnh nhân này thì lực tác động không lớn, chỉ một lực vừa phải cũng có thể gãy xương.
Ở người trẻ, thường gãy do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động. Lực tác động thường rất mạnh. Gãy ở người trẻ thường nghiêm trọng, tổn thương phần mềm nhiều, có khi tạo ra loại gãy hở.
Gãy hở là tình trạng đầu xương gãy tạo ra vết thương, để lộ xương ra ngoài, tình trạng này nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Gãy xương quay cổ tay có thể di lệch hoặc không di lệch. Tức là hai mặt gãy có còn tiếp xúc với nhau hay không. Gãy không di lệch 2 mặt gãy còn khớp với nhau, chỉ tạo ra một đường nứt nhìn thấy trên phim Xquang. Thường loại gãy này gặp ở loại gãy kín đầu dưới xương quay.
Gãy đầu dưới xương quay có thể di lệch gập góc về phía mặt lưng cổ tay hay mặt lòng cổ tay. Loại gãy lệch về phía mặt lưng thường gặp hơn gọi là gãy Colles. Biến dạng cổ tay như hình chiếc dĩa. Là loại gãy thường gặp ở người lớn tuổi loãng xương.
Gãy di lệch về phía mặt lòng cổ tay được gọi là gãy kiểu Smith. Cơ chế là do gập cổ tay lúc bị chấn thương.
Các kiểu di lệch khác có thể gặp phải như gãy nát nhiều mảnh, gãy phạm khớp, gây bán trật hay trật khớp hoàn toàn. Các loại gãy này thường cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa.
Gãy xương quay cổ tay phải thường gặp hơn bên trái do tay phải hoạt động nhiều hơn, là tay thuận nên thường chống đỡ khi té ngã.
Triệu chứng nếu bị gãy xương quay cổ tay
✅ Sưng bầm: xương cổ tay bị gãy, các đầu xương gãy tách rời nhau, khiến cho máu và chảy ra làm sưng nề mô mềm và tạo vết bầm tím dưới da.
✅ Đau: đau xảy ra ngay sau khi bị chấn thương, làm mất khả năng gập duỗi cổ tay. Có dấu hiệu đau chói khi ấn vào vùng cổ tay. Là một trong các dấu của gãy xương.
✅ Biến dạng: có thể có biến dạng vẹo và gập góc đặc trưng trong các loại gãy Colles và Smith.
Gãy Colles: là loại gãy kinh điển, chiếm 90% gãy đầu dưới xương quay. Biến dạng điển hình: đoạn gãy xa di lệch ra sau, ra ngoài và lên trên
Gãy Smith biến dạng điển hình: đoạn gãy xa di lệch ra trước, hay phía mặt lòng cổ tay.
✅ Mất cơ năng: hạn chế gập duỗi cổ tay và sấp ngửa cẳng tay do đau.
✅ Triệu chứng chèn ép thần kinh hay mạch máu: tê các đầu ngón tay hay cả bàn tay. Các đầu ngón tay tái nhợt. Đau nhiều liên tục không giảm.
- Các dấu hiệu chắc chắn gãy xương: biến dạng điển hình, cử động bất thường, lạo xạo xương.
- Các dấu hiệu có thể là gãy xương ( không chắc chắn): sưng, đau, bầm tím, mất chức năng
Đây có thể là dấu hiệu của các tổn thương khác như: trật khớp hay bong gân
Nguyên nhân gây gãy xương cổ tay
Chấn thương vùng cổ tay, nếu lực chấn thương mạnh thì người trẻ hay người già đều có thể bị gãy xương. Những tai nạn nghiêm trọng đó có thể do tai nạn sinh hoạt ( trượt ngã trong nhà vệ sinh, ngã cầu thang). Hay do tai nạn giao thông hoặc tai nạn thể thao.
Ở người lớn tuổi, loãng xương đặc biệt dễ bị chấn thương gãy xương hơn với một lực chống tay nhẹ. Do chất lượng xương yếu do thiếu hụt vitamin D, calci trong chế độ ăn. Hay do hút thuốc lá. Bệnh nhân lớn tuổi, nhất là ở phụ nữ mãn kinh, nội tiết tố thay đổi khiến tình trạng xương loãng dễ gây gãy xương.
Chẩn đoán gãy đầu dưới xương quay
Chẩn đoán gãy xương quay cổ tay hay không bấc sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu khám được và hình ảnh Xquang:
Lâm sàng bệnh nhân sưng đau, biến dạng, không cử động cổ tay được do đau sau chấn thương.
Các dấu hiệu khám được: dấu hiệu lạo xạo xương, biến dạng điển hình kiểu hình dĩa, cử động cổ tay bất thường.
Xquang được chụp để xác định các dấu hiệu gãy xương, gãy bao nhiêu xương cẳng tay, gãy xương cổ tay kèm theo không. Và các dấu hiệu gãy phạm khớp, trật khớp hay bán trật, nghi ngờ các tổn thương dây chằng hay gân cơ để thực hiện các cận lâm sàng tiếp theo.
Xquang được chụp thường qui cho mọi bệnh nhân chấn thương vùng cổ tay. Đây là cận lâm sàng thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Dùng năng lượng tia X bức xạ thấp. Xquang được chụp thường qui 2 tư thế thẳng và nghiêng.
Những trường hợp Xquang chưa thấy rõ. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT hoặc MRI để khảo sát thêm.
CT scan được chụp khi gãy phạm khớp, gãy nát nhiều mảnh. Gãy xương mà nắn mảnh gãy thất bại, nghi ngờ có kẹt mảnh xương vô khớp. Chụp CT dựng hình mạch máu khi nghi ngờ có tổn thương tắc mạch máu hay thủng mạch máu do mảnh xương gãy chọc vào.
MRI khi nghi ngờ tổn thương đứt gân cơ hay dây chằng. MRI đặc biệt dùng để thấy rõ các tổn thương mô mềm hay không. Ví dụ như trật khớp quay trụ dưới.
Siêu âm chỉ định khi muốn tìm tổn thương phần mềm hay mạch máu, ít dùng để chẩn đoán gãy xương. Nhưng nó có ích trong các tổn thương như tắc hay hẹp mạch máu, chẩn đoán với siêu âm Doppler ( siêu âm màu).
⭐ Chẩn đoán bao gồm:
- Có gãy xương hay không?
- Gãy kín đầu dưới xương quay hay gãy hở
- Gãy có kèm tổn thương khác hay không? Ví dụ kèm gãy mỏm trâm trụ, gãy xương thuyền, trật khớp quay trụ dưới.
- Kiểu di lệch: ra trước, ra sau, vào trong hay ra ngoài. Di lệch gập góc, chồng ngắn, di lệch xoay
- Di lệch ít hay nhiều. Có dễ nắn vào hay không?
- Gãy có phạm khớp hay không?
- Ở trẻ em có kiểu gãy đặc biệt: gãy bong sụn tiếp hợp.
- Biến chứng tổn thương mạch máu, thần kinh, chèn ép khoang…
⭐ Phân vào loại gãy điển hình nào?
- Gãy Colles: là loại gãy kinh điển, chiếm 90% gãy đầu dưới xương quay. Biến dạng điển hình: đoạn gãy xa di lệch ra sau, ra ngoài và lên trên → phương pháp mổ kinh điển: Kapandji (1)
- Gãy Smith: ngược Colles.
- Gãy Barton: Gãy bờ trước hay bờ sau của đầu dưới xương quay → Barton mặt lòng hay Barton mặt lưng (mặt lòng gặp nhiều hơn). Là loại gãy kèm trật khớp, không vững → cần phẫu thuật.
- Gãy Chauffeur: gãy rứt mỏm trâm quay do cơ chế ngã chống tay, xương thuyền đè ép vào mỏm trâm quay. Thường tổn thương các dây chằng gian cổ tay.
⭐ Phân loại gãy đầu dưới xương quay theo AO ( hệ thống phân loại được ưa sử dụng toàn thế giới)
- Gãy ngoài khớp
- Gãy 1 phần mặt khớp
- Gãy hoàn toàn mặt khớp
Biến chứng gãy xương
Biến chứng toàn thân cấp tính
1️⃣ Choáng chấn thương là tình trạng giảm đột ngột máu và oxy cho các cơ quan. gồm choáng giảm thể tích, choáng phân bố, choáng tim. Nguyên nhân thường gặp là choáng giảm thể tích. Do mất máu quá nhiều nếu gãy xương kèm theo vết thương.
2️⃣ Hội chứng tắc mạch máu do mỡ: hạt mỡ di chuyển từ đoạn xương gãy làm tắc nghẽn mạch máu, làm suy chức năng các cơ quan. Thường gặp ở gãy xương lớn, nhiều xương. Bệnh cảnh do gãy xương quay cổ tay thường là kèm đa chấn thương.
3️⃣ Thuyên tắc phổi: do cục máu đông hình thành từ nơi gãy xương di chuyển làm tắc nghẽn mạch máu phổi. Cũng thường gặp ở xương dài, nhiều xương, kèm đa chấn thương
4️⃣ Biến chứng tắc mạch máu do gãy xương: bệnh nhân đau nhiều hơn, tê, lạnh chi, tưới máu chi kém, mạch chi khó bắt.
Biến chứng tạitay gãy
5️⃣ Chèn ép khoang cấp tính: tăng áp lực trong các khoang ở cẳng tay, làm gián đoạn lưu thông máu mao mạch. Dẫn đến rối loạn chức năng cơ, thần kinh. Nặng nhất là hoại tử chi.
6️⃣ Gãy hở: nguy cơ nhiễm trùng tăng cao, làm vết thương khó lành và gây viêm xương, không lành xương.
7️⃣ Viêm xương
8️⃣ Không lành xương
9️⃣ Biến chứng khác: thoái hoá khớp, biến dạng khớp, cứng khớp, hội chứng đau vùng phức tạp. Ảnh hưởng đến chức năng của tay.
🔟 Biến dạng cổ tay gây hẹp ống cổ tay, tê tay dẫn đến bệnh lý hội chứng ống cổ tay
Điều trị gãy xương quay cổ tay
Điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn tức là không can thiệp phẫu thuật. Mục tiêu là phục hồi sự thẳng trục tự nhiên của cổ tay, xương quay ở mức chấp nhận được.
Chỉ định ở bệnh nhân gãy không di lệch hoặc bệnh lý nền nặng chống chỉ định phẫu thuật
Có thể bó bằng bột hoặc các loại nẹp. Nếu có di lệch cần nắn chỉnh các di lệch trước khi bó bột hoặc mang nẹp.
Lưu ý: không chỉ định bó bột cho loại gãy hở, vì nguy cơ nhiễm trùng cao.
Các bước tiến hành:
- Gây tê ổ gãy với thuốc tê tại chỗ.
- Treo tay với rọ treo các ngón
- Nắn chỉnh các di lệch: tuỳ thuộc vào mỗi loại gãy Bác sĩ sẽ nắn khác nhau.
- Tiến hành bó bột cánh bàn tay: rạch dọc bột nếu sưng nề phần mềm nhiều. Sau bó cần kê cao tay và tập cử động các ngón để nhanh giảm sưng viêm, không cứng khớp.
- Xquang kiểm tra sau nắn để xác định đã nắn tốt các di lệch
- Tái khám sau 1 tuần để kiểm tra bột có bị lỏng hay di lệch xương thứ phát hay không
- Cắt bỏ bột sau 4-6 tuần. Có thể mang nẹp vải thêm 2-3 tuần nếu chụp phim lại thấy xương lành chưa tốt
- Cần tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau đó để lấy lại chức năng của tay.
Bệnh nhân được cho thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh nếu có vết thương xây sát da.
Các dấu hiệu nặng cần tái khám ngay: đầu ngón tay tím tái, lạnh, đau nhức liên tục tăng dần, tê liên tục không giảm.
ℹ️ Một số loại nẹp có thể được dùng nếu gãy loại gãy vững, không di lệch hay ít di lệch
Nẹp gan tay trùm ngón cái
Loại nẹp đặt một bên của cẳng tay và cổ tay, giúp giữ vững đầu dưới xương quay bị gãy. Loại này là loại thường dùng cho gãy kín đầu dưới xương quay
Nẹp Sugar-Tong ( Nẹp hình nhíp)
Loại nẹp này từ cẳng tay 2 bên ôm lên đến ngón cái, kẹp xương cẳng tay ở giữa giống như cái kẹp đang gắp đường. Nó còn ôm lên đến ngón cái nên gọi là nẹp trùm ngón cái.
Sau tháo nẹp hay bột, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tập phục hồi chức năng cổ bàn tay lấy lại chức năng như ban đầu.
Điều trị phẫu thuật gãy xương quay cổ tay
- Chỉ định:
- Nắn bó bột thất bại và bệnh nhân không có bệnh nền nặng
- Điều trị bảo tồn thất bại: do xương cổ tay gãy di lệch thứ phát
- Gãy hở
- Gãy loại Barton
- Gãy thấu khớp, di lệch
- Phương pháp:
- Xuyên đinh: mổ mở hay xuyên đinh qua da dưới trợ giúp của C-arm
- Nẹp ốc: dùng nẹp ốc để cố định xương quay gãy sau khi đã sắp xương lại.
- Cố định ngoài: đơn thuần hay có thể phối hợp xuyên đinh
Sau mổ có thể cần đặt nẹp vải mặt gan tay, nẹp Sugar-Tong, hay nẹp bột. Để bất động tay, giúp nhanh lành xương và vết mổ. Thời gian nẹp sẽ ngắn hơn so với điều trị bảo tồn.
Gãy xương quay cổ tay bao lâu thì khỏi
Thời gian lành xương quay cổ tay trung bình từ 8 – 10 tuần. Bạn có thể phải mất từ 3-6 tháng để lấy lại chức năng của cổ bàn tay như ban đầu.
ĐỪNG BỎ LỠ: Gãy xương quay cổ tay bao lâu thì khỏi – Bó bột bao lâu
Trong thời gian gãy xương bạn nên chú ý tuân thủ tốt hướng dẫn của bác sĩ. Ăn những thực phẩm nhiều canxi giúp nhanh lành xương.
Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng bàn tay là cần thiết để tay bạn không bị cứng khớp, hạn chế thoái hoá khớp sớm. Nhất là những bệnh nhân lớn tuổi ít vận động.
Bệnh nhân lớn tuổi, loãng xương và nhiều bệnh lý nền nặng. Nên hỏi kỹ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để nhanh lành xương. Và không bị tương tác thuốc điều trị gãy xương với các thuốc khác bệnh nhân đang dùng.
Phòng ngừa tái phát gãy cổ tay
Để ngừa gãy xương quay cổ tay tái phát, cũng như cho những người chưa bị gãy cổ tay. Nên chú ý những vấn đề sau:
- Mang cỡ giày phù hợp, ngừa té ngã
- Dọn dẹp các vật dụng không cần thiết trong nhà
- Quan sát chú ý khi di chuyển
- Nhà có người lớn tuổi nên thắp đủ đèn sáng khu vực nhà vệ sinh
- Cầu thang nên có lan can vững chắc
- Phòng tắm nên được vệ sinh sạch sẽ, nền nên sử dụng loại nền chống trơn trượt
- Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, nên dùng các loại thực phẩm chứa canxi và Vitamin D
- Chơi thể thao nên khởi động kỹ lưỡng trước khi chơi, nhất là vùng cổ tay
❗Mổ gãy xương - bắt inox ở đâu uy tín
Với kinh nghiệm + 1000 ca mỗi năm bạn hoàn toàn có thể tin tưởng đăng kí mổ với BS CKI Lê Văn Quỳnh - Bác sĩ xương khớp giỏi ở TPHCM
✅ Chuyên mổ gãy xương đòn - cánh tay - khuỷu - cẳng tay - cổ tay - bàn ngón tay - xương đùi - bánh chè - cẳng chân - cổ chân - bàn chân
✅ Quy trình đăng kí đơn giản
⚡️ Nhanh chóng ⚡️ Đăng ký mổ sớm. Ra viện trong ngày
⭕ BS Chuyên Khoa Sâu Chấn Thương Chỉnh Hình
❤️ Được hưởng BHYT đúng tuyến. ❤️ Chấp nhận nhiều hình thức thẻ bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm công ty
❗ Hồi phục nhanh - Sớm quay trở lại làm việc
🌟🌟🌟🌟🌟 Đánh giá 5 sao từ bệnh nhân cũ.
➤➤➤ ĐĂNG KÝ mổ gãy xương với Bác sĩ CKI Lê Văn Quỳnh. Vui lòng liên hệ số Hotline
Tư vấn Mổ sắp xương - bắt inox hoàn toàn MIỄN PHÍ - Nhận đọc phim XQ giúp MIỄN PHÍ
Với hàng ngàn thắc mắc của bệnh nhân trên toàn quốc. Bạn đọc có thể hỏi trực tiếp cho BS bằng cách đặt câu hỏi tại khung chát. Bác sĩ sẽ giải đáp tất cả thắc mắc liên quan đến gãy xương tay chân cho bệnh nhân. Hoàn toàn MIỄN PHÍ
Bạn hãy gửi hình XQ tay chân của bạn qua số zalo hotline Bác sĩ sẽ giúp bạn đọc phim XQ và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn
Hoặc nếu muốn được tư vấn trực tiếp bạn có thể tới BV Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin vui lòng liên hệ BS theo số Hotline
❎ Không đăng ký mổ không sao
⚡️ Một lần tư vấn từ Bác sĩ bằng 10 lần tra Google
DrQuynh – Bác sĩ Chuyên Khoa Chỉnh Hình Cơ Xương Khớp
Bác sĩ chuyên khoa sâu Chỉnh Hình Cơ Xương Khớp tại thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên phẫu thuật khớp gối, khớp vai và gãy xương tay chân. Điều trị bệnh lý gây tê, đau nhức xương khớp tay chân.
Địa chỉ phòng mạch: 002 Block A, EHOME S Nam Sài Gòn, Đường Số 1, Bình Hưng, Bình Chánh, Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Website: https://drquynh.com/
Điện thoại đặt lịch khám: 0936231699
Thưa bác sĩ cháu bị gẫy đầu dưới xương quay cổ tay sau 16 ngày bó bột bây giờ cháu nâng hạ tay lên xuống bị hơi buốt là như thế nào ạ mong bác sĩ giải đáp giúp cháu ạ!
Xương lành sau thời gian từ 8-10 tuần. Sau 16 ngày xương chưa lành nên có hơi buốt thì bình thường. Chú ý theo dõi nếu đau nhiều thì cần quay lại bệnh viện tái khám ngay hoặc các đầu ngón tay nếu bầm tím hay tê thì cần liên lạc Bác sĩ để khám lại
Thua bs con bị té gãy xương quay cổ tay dc 1thag mà nó còn hơi no. No chỗ bị gãy có s ko bs
Nếu sưng đau nhiều, bầm tím thì có thể nghiêm trọng. Nhưng nếu hơi phù căng 1 chút thì không sao vì khi tháo bột ra sẽ bớt
chi phí rút đinh rút vít là bao nhiêu bác sỹ
Anh đã phẫu thuật đặt đinh ở chỗ nào trên cơ thể? Anh để lại số điện thoại hoặc thông tin liên hệ bs sẽ giải đáp cho anh
cháu từng gãy xương ở cổ tay ạ, nhưng bây h cháu cảm giác nó k lành hẳn, nó cứ bị lủng lẳng ấy ạ, cháu có nên đi khám và sau khám nên làm gì ạ
Trước tiên bạn nên đi khám trước nhé: Bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim Xquang cho bạn và khám đánh giá tình trạng sau đó sẽ tư vấn hướng điều trị cho bạn. Nếu có thắc mắc gì bạn có thể hỏi trực tiếp lúc đó. Hoặc có thể xin số dt Bác sĩ để giữ liên lạc khi cần