Chat Zalo
Chat ngay

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy? Gãy xương đòn bao lâu lành?

Gãy xương đòn bao lâu thì đi xe

Tình trạng gãy xương đòn là tình trạng gãy xương khá phổ biến. Những bệnh nhân bị gãy xương đòn họ luôn muốn sinh hoạt bình thường. Chạy xe là hoạt động hằng ngày trong công việc. Khi bị gãy xương đòn bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong quá trình lái xe. Vì vây, câu hỏi được đặt ra cho ngày hôm nay là: “ Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy lại được?”.Hôm nay Dr.quynh sẽ tiết lộ sự thật và giải đáp thắc mắc về vấn đề trên.

Gãy xương đòn là gì?

Gãy xương đòn hay còn gọi là gãy xương quai xanh là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Hầu hết là do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và thể thao. Gãy xương đòn nếu được phát hiện sớm, điều trị sớm và đúng cách có thể lành rất nhanh và không để lại biến chứng sau này xem thêm.

Chi tiết khái niệm về gãy xương đòn?
Khái niệm về gãy xương đòn

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy?

Tùy vào phương pháp điều trị mà bạn lựa chọn mới biết được khi nào mình lành hẳn, khi nào mình có thể chạy xe lại được. Sau đây là hai phương pháp điều trị người bệnh có thể cân nhắc.

Điều trị nẹp, đinh

Nẹp xương đòn là một phương pháp điều trị tình trạng gãy xương đòn nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ sử dụng một tấm kim loại và đinh vít để cố định xương đòn, ổn định vị trí gãy. Với tình trạng bệnh nặng người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng và tăng cường sức khỏe xương đòn. Tìm hiểu chi tiết tại đây.

Điều trị bằng đai đeo số 8

Đai đeo số 8 là một phương pháp điều trị gãy xương đòn trong tình trạng nhẹ. Trong trường hợp này thay vì chườm đá hoặc sử dụng thuốc chống viêm để ngăn ngừa sưng tấy bạn còn có thể sử dụng đai đeo số 8. Đây được xem là sự lựa chọn tốt nhất để chữa lành vết thương ở xương đòn mà không gây ra những biến chứng về sức khỏe sau này.

Xem thêm: Cách điều trị bằng đai đeo số 8 .

Kết luận: Vậy điều trị bằng phương pháp nào là tốt nhất? Gãy xương đòn có chạy xe được không? Gãy xương đòn  bao lâu đi xe máy?

Việc nên điều trị bằng phương pháp nào hợp lý hơn thì còn xem xét tình trạng gãy của chính bản thân bệnh nhân. Tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để có góc nhìn đúng về bệnh của bản thân và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

  • Gãy xương đòn có điều trị được không? 

Câu trả lời là không khi bạn chưa hoàn toàn lành hẳn. Hoạt động chạy xe như thế không hề tốt với bệnh nhân gãy xương đòn, cử động khi xương chưa lành có thể làm lỏng và tuột vít ra, việc điều trị sẽ hoàn toàn thất bại và bản thân bạn lại phải đau thực hiện ca mổ thứ 2.

  • Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy?

Bệnh nhân nên bắt đầu hoạt động cũng như chạy xe lại trễ. Sau 2 tháng có thể vết thương đã không còn đau, tái khám cũng bình thường, hoạt động mà không gây đau nhức. Tuy nhiên không nên chạy xe ngay lúc này, chạy xe vẫn còn là hoạt động quá xa xỉ với người bệnh khi điều trị sau 2 tháng.

Nếu bạn điều trị bằng đai đeo số 8 có thể khiến xương bị lệch, không về được vị trí cũ. Nếu bạn điều trị bằng nẹp đinh có thể làm đinh nẹp bị tuột gây ra những hậu quả khôn lường. Do đó, Dr.quynh khuyên bạn nên để có dấu hiệu can xương tầm 3 đến 4 tháng sau phẫu thuật hãy bắt đầu tập chạy xe lại.

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy
Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy? Và những điều cần lưu ý

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy?. Nếu muốn chạy xe lại được nhanh nhất có thể thì hãy lưu ý những điều sau:

  • Không nâng cánh tay

Đừng nâng cánh tay bị gãy xương quá 70 độ trong 4 tuần đầu mới điều trị theo tất cả mọi hướng. Bạn chỉ có thể vận động nhẹ nhàng, nếu được thì đừng sử dụng cánh tay bị thương.

  • Không nâng vật nặng

Bệnh nhân không được nâng các vật có độ nặng hơn 2,3kg trong 6 tuần đầu khi điều trị. Vật nặng như là kẻ địch mạnh nhất của quá trình điều trị xương đòn vì nó có thể làm xương đòn bạn gãy thêm lần nữa.

  • Giữ vai đúng tư thế 

Khi ngồi hoặc đeo đai vải cần phải chú ý tư thế. Phải giữ cho xương và cơ thẳng tránh xảy ra hiện tượng di lệch xương. Không nhún vai hoặc xoay tròn vai khi mang nẹp. Giữ vai đúng tư thế sẽ khiến cho vết thương gãy của bạn lành đúng chỗ và thẩm mỹ hơn không bị nhô ra phía trước.

  • Tái khám định kỳ

Hãy nhớ đi tái khám đúng quy định để bác sĩ có thể thường xuyên kiểm tra vết thương của bạn. Đồng thời nếu có dấu hiệu bất thường bạn cũng có thể điều chỉnh lại kịp lúc.

4.5/5 - (2 bệnh nhân đã mổ)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BS tư vấn MIỄN PHÍ