Chat Zalo
Chat ngay

Bệnh gãy xương đòn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chi tiết các nguyên nhân gãy xương đòn ở trẻ em

Trẻ em là độ tuổi năng động, vô âu vô lo. Chúng thích chạy nhảy và hoạt động hết công suất của bản thân mỗi ngay. Do đó, tình trạng bị gãy xương đòn là không thể tránh khỏi. Vậy gãy xương đòn ở trẻ em có nguy hiểm hay không? Lúc trẻ bị sẽ phải làm gì? Những thắc mắc về vấn đề gãy xương đòn ở trẻ em, sẽ được DrQuynh giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

Gãy xương đòn là gì?

Gãy xương đòn là trường hợp gãy xương khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong những loại xương hay bị gãy xem thêm. Ngoài ra, theo số liệu thống kê thì gãy xương đòn ở trẻ em chiếm đến 8 đến 15%. Tuy nhiên việc gãy xương đòn ở trẻ em không quá nghiêm trọng. Vì xương của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển nên có khả năng chữa lành tốt.

Nguyên nhân gãy xương đòn ở trẻ em

Dù xương của trẻ có thể chữa lành tốt cỡ nào đi nữa, thì tổn thương xương đòn cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chính bản thân trẻ. Do đó, chúng ta hãy tìm kiếm những nguyên nhân khiến trẻ gãy xương đòn để phòng tránh.

Nguyên nhân chính dẫn đến gãy xương đòn ở trẻ em là do có những lực mạnh tác động đột ngột đến vị trí xương đó. Có thể do trẻ bị ngã, va đập vào vai trong khi hoạt động, chạy nhảy,… Hoặc bị va chạm khi tham gia giao thông.

Chi tiết các nguyên nhân gãy xương đòn ở trẻ em
Nguyên nhân gãy xương đòn ở trẻ em

Vậy gãy xương đòn có xuất hiện ở trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là có và thương xảy ra bởi những nguyên nhân sau đây:

  • Khi sinh trẻ có cân nặng quá 4kg
  • Đường âm đạo của mẹ quá hẹp so với kích thước của bé
  • Sinh vai khó khi sinh ngã âm đạo
  • Sử dụng không cẩn thận các dụng cụ hỗ trợ sinh sản

Triệu chứng của bệnh gãy xương đòn ở trẻ em

Trẻ con còn quá nhỏ để có thể nhận thức được mình có gãy xương đòn hay không. Do đó, nếu trẻ có những triệu chứng sau đây bạn cần đưa trẻ đi kiểm tra ngay lập tức.

  • Khó cử động vai và cánh tay
  • Trẻ cảm thấy đau nhói ở xương đòn hay đỉnh vai
  • Sưng và bầm tím hiện rõ trên da
  • Hoạt động vai yếu, tê hoặc ngứa ran ở vùng vai và cánh tay
  • Có khối u phồng lên ở khu vực nghi ngờ bị gãy
  • Xương đòn của trẻ không bình thường, bị dạng
  • Vai bị chùng xuống và hướng về phía trước khác thường

Biện pháp điều trị gãy xương đòn ở trẻ em 

Có rất nhiều biện pháp điều trị gãy xương đòn cho trẻ. Mỗi phương pháp phải tùy vào mức độ bị gãy của trẻ nặng hay nhẹ để đưa ra lựa chọn điều trị thích hợp. Sau đây, là một vài phương pháp điều trị phổ biến

Thuốc men

Gãy xương đòn khiến cho trẻ khó chịu, cáu gắt, chán ăn và có thể khiến trẻ bị mất ngủ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày của trẻ. Do đó, bác sĩ sẽ kê 1 số loại thuốc để giúp trẻ khắc phục những triệu chứng này.

Có những loại thuốc được dùng như:

  • Acetaminophen: Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Đọc kỹ liều lượng dùng và được dùng với tần suất bao nhiêu. Chú ý đọc nhãn tất cả các thuốc mà con bạn dùng để xem chúng có chứa Acetaminophen hay không? Vì Acetaminophen có thể khiến gan của trẻ bị tổn thương nếu không được sử dụng đúng cách.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Chẳng hạn như Naproxen hay Ibuprofen. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm sưng, đau và sốt. Tuy nhiên, NSAID có thể gây chảy máu dạ dày hay các vấn đề về thận ở 1 số đối tượng. Nếu trẻ em đang dùng thuốc làm loãng máu, bạn phải hỏi bác sĩ xem liệu NSAID có an toàn hay không? Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng các loại thuốc này khi không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc không được kê toa thuốc.

Chườm đá

Chườm đá cũng là 1 sự lựa chọn đơn giản và hiệu quả. Vì cách này có thể giúp trẻ giảm những cơn đau nhức. Nhưng vẫn cần chú ý những thao tác đúng sau đây để không gây thêm tổn thương nào cho con bạn.

  • Đặt 1 túi đá lên trên khu vực bị tổn thương
  • Để yên túi đá trên vai khoảng 20 phút, và cứ cách 1, 2 giờ chườm 1 cái túi mới. Lặp lại việc làm này trong ngày đầu tiên để giảm đau
  • Tuyệt đối không đặt đá viên trực tiếp lên da, vì điều này sẽ càng gây thêm tổn thương cho trẻ
  • Tiếp tục sử dụng túi đá 3 đến 4 lần trong ngày (2 ngày tiếp theo) để giảm đau cho trẻ
  • Sau đó bạn có thể cho trẻ sử dụng chườm đá để hỗ trợ điều trị và khi nào con bạn thấy đau

Trẻ em gãy xương đòn có nguy hiểm không? Bao lâu thì trẻ có thể hoạt động bình thường?

Ba mẹ cũng đừng quá lo lắng khi trẻ bị gãy xương đòn. Thực tế cho thấy gãy xương đòn ở trẻ em có thể phục hồi nhanh hơn rất nhiều lần so với người lớn. Đặc biệt khi trẻ còn nhỏ thì khả năng chữa lành càng tốt. Do đó, thời gian trẻ lành hẳn và có thể hoạt động bình thường sẽ được rút ngắn.

Trẻ em gãy xương đòn có nguy hiểm không?
Trẻ em gãy xương đòn có nguy hiểm không

Đối với trẻ dưới 8 tuổi: Thời gian lành có thể mất tầm 4 đến 5 tuần. Còn với những trẻ lớn tuổi hơn thì thời gian lành lại có thể cần tới 6 đến 8 tuần.

Tuy, trẻ em có sức chữa lành tốt hơn so với người lớn nhưng cũng không được quá chủ quan. Ba mẹ nên chú ý không cho trẻ vận động nhiều hoặc chơi những trò chơi mạnh bạo trong khoảng thời gian đầu từ 4 đến 6 tuần.

Ba mẹ nên chú ý những vấn đề sau đây:

  • Tránh nâng cánh tay cao hơn vai thường xuyên
  • Không được nâng bất cứ đồ vật nào nặng từ 2,3 trở lên
  • Tránh xa những môn thể thao hoặc hoạt động thể chất. Hạn chế chạy nhảy hoạt động nhiều so với bình thường. Trẻ khá hiếu động nên ba mẹ nên lưu ý kỹ điều này.

Khi nào trẻ có thể hoạt động bình thường và chơi thể thao lại? Bác sĩ xem xét và đưa ra câu trả lời tốt nhất. Để có thể hoạt động bình thường thì trẻ sẽ:

  • Không còn cảm thấy đau khi bác sĩ kiểm tra xương đòn
  • Sức mạnh của vai trở lại bình thường. Không còn cảm thấy đau nhức nữa
  • Trẻ có thể di chuyển, sử dụng cả cánh tay và vai

Tóm lại trẻ có thể hoạt động bình thường, chơi các môn thể thao vận động, chạy nhảy,… trung bình trong khoảng 6 tuần. Nhưng chơi các môn thể thao tiếp xúc thì phải đợi từ 8 đến 12 tuần.

Bài viết này hữu ích?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BS tư vấn MIỄN PHÍ