Hiện nay việc điều trị gãy xương đòn được chia làm 2 phương pháp. Một là nẹp xương đòn, hai là đai số 8. Tuy nhiên, việc điều trị đai số 8 gãy xương đòn có vẻ được ưu ái hơn vì không mang quá nhiều rủi ro cho người bệnh. Để có được câu trả lời chắc chắn cho quyết định điều trị của bạn. Hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ của Bs Quang
Đai số 8 gãy xương đòn là gì?
Đai số 8 gãy xương đòn là 1 trong những dụng cụ hỗ trợ và ổn định xương đòn cho người bệnh sau khi xương bị gãy hoặc tổn thương. Đai số 8 được xem là sự lựa chọn an toàn, tốt nhất cho bệnh nhân. Vì đai có thể chữa lành vết thương hiệu quả và không mang đến nhiều rủi ro sau khi điều trị.
Có nhiều loại đai số 8 gãy xương đòn. Được thiết kế riêng cho nam giới, nữ giới và trẻ em. Để có thể biết chính xác bản thân người bệnh sử dụng loại đai số 8 nào cần phải phụ thuộc vào chấn thương và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Tìm hiểu thêm: Nẹp xương đòn là gì? Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp?
Điều trị gãy xương đòn bằng đai đeo số 8 như thế nào?
Việc điều trị bằng phương pháp đai đeo số 8 được cho là sự điều trị nhẹ nhàng nhất đối với các bệnh nhân gãy xương đòn. Đeo đai số 8 có thể giúp phần xương bị gãy nhanh lành vì đai này cố định vai và cánh tay của người bệnh.
Xem thêm: Gãy xương đòn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Xem chi tiết tại đây.
Trong suốt quá trình điều trị bằng đai số 8, người bệnh cần đến bệnh viện tái khám sau 1 tuần đầu đeo đai hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Xem xét xương có lành không, liệu mảnh xương có đâm qua da hay có nguy cơ chọc vào bó mạch thần kinh, mạch máu, phổi hay không.
Tuần đầu tiên đeo đai số 8 rất quan trọng, do đó bạn nên làm theo những điều sau:
- Bạn có thể cử động ngón tay, bàn tay và khuỷu tay như bình thường
- Khi bạn đeo quen và cơn đau đã đỡ, bạn có thể bắt đầu cử động nhẹ khớp vai để tránh khớp bị cứng
- Chú ý không nâng cánh tay cao hơn vai
- Không lao động nặng, không tập thể dục quá sức và đặc biệt là không nâng các vật nặng hơn 2,5kg
- Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng cho xương đòn để ngăn ngừa trường hợp cứng khuỷu tay và vai. Ngoài ra còn giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp và giúp cho quá trình điều trị tốt hơn.
- Có thể hỏi ý kiến của bác sĩ khi tái khám về việc áp dụng vật lý trị liệu.
- Nếu xuất hiện tình trạng đau đớn không dứt và sưng vùng xương gãy thì hãy thông báo đến bác sĩ và đến bệnh viện ngay lập tức
Hướng dẫn cách đeo đai số 8
Đeo đai số 8 khi bị gãy xương đòn không khó. Nhưng nếu đeo sai thì hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm. Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ cách đeo đai số 8 đúng cách.
Cách đeo đai số 8
Việc sử dụng đai đeo số 8 đúng cách cũng là điều giúp cho quá trình hồi phục của bạn trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sau đây là hướng dẫn sử dụng đai số 8 gãy xương đòn:
- Khi sử dụng người bệnh nên ngồi, hai tay chống ở mạn sườn, ngực ưỡn
- Lấy đai ra khỏi túi, mở rộng đai, kiểm tra các dây đai và chắc chắn là các dây đai đều ở tư thế mở
- Chú ý trong quá trình đeo nên đeo, lắp đai nhẹ nhàng. Tránh gây đau cho người bệnh tùy theo tư thế. Để không khiến người bệnh khó chịu khi đeo nên cố định đai theo từng nấc từ lỏng đến chặt. Để tìm được kích cỡ phù hợp nhất.
- Kiểm tra cử động của các khớp liền kề ở tư thế cho phép của từng tổn thương cụ thể theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Người bệnh phải lưu ý giữ tư thế cố định cần thiết. Để không gây ảnh hưởng đến xương đòn bị gãy. Đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để cố định lại đai nếu cần thiết hoặc thay đổi mức độ lắp đai nếu người bệnh khó chịu.
Top4 lưu ý khi sử dụng đai đeo số 8
Đai số 8 gãy xương đòn không chỉ hỗ trợ chữa lành chấn thương mà còn giúp chỉnh tư thế bằng cách kéo vai về vị trí đúng của nó. Cụ thể là đai xương đòn sẽ kéo vai về phía sau giúp điều chỉnh vai thẳng hàng với lưng và giúp cột sống luôn thẳng.
Tuy nhiên, những điều trên chỉ xảy ra khi bạn sử dụng đai số 8 đúng cách. Nếu sử dụng sai sẽ mang đến những rủi ro sau đây:
- Tư thế xấu
- Đau đầu
- Đau lưng, cổ hoặc đau vai gáy
- Đem đến cảm giác khó chịu không thoải mái khi đeo
Điều trị gãy xương đòn bằng phương pháp đeo đai số 8 trong bao lâu thì lành
Dù cho đai số 8 có mang đến nhiều lợi ích trong quá trình điều trị gãy xương đòn. Thì nó cũng có những khuyết điểm khiến người bệnh khó chịu. Đây cũng là lý do khiến cho người bệnh quan tâm đến chuyện đeo đai số 8 gãy xương đòn bao lâu thì lành.
Tùy thuộc vào mức độ gãy xương của bệnh nhân mới có thể xác định được thời gian khỏi bệnh và thời gian tháo đai đeo số 8. Nhưng thông thường đai xương đòn cần được đeo trong thời gian 6 đến 12 tuần đối với người lớn. Và 2 đến 4 tuần đối với trẻ em.
Trên đây là thông tin về cách điều trị đai số 8 gãy xương đòn. Và thời gian lành xương đòn sau khi cố định bằng đai. Ngoài mang đai bạn có thể cân nhắc tới việc điều trị bằng các phương pháp điều trị khác: Ví dụ như sử dụng nẹp xương đòn hay cố định xương bằng đinh nội tuỷ. Có thể xâm lấn nhiều hơn nhưng người bệnh có thể nhanh chóng quay trở lại sinh hoạt hơn do xương vững chắc thì ít đau hơn.
Hơn nữa chi phí phẫu thuật gãy xương đòn ngày càng rẻ kể cả ở Bệnh viện công hay Bệnh viện tư nhân. Bạn nên đọc thêm các bài viết dưới đây để nắm bắt những thông tin cần thiết:
Nếu còn thắc mắc bạn có thể nhắn tin chat trực tiếp với Bác sĩ 24/7 qua zalo:
Chát ngay!