Gãy xương đòn là tình trạng gãy xương phổ biến nhưng không quá nguy hiểm. Hầu hết các chấn thương về xương đều sẽ liên quan đến xương đòn. Vậy gãy xương đòn có cần bó bột không? Có nguy hiểm gì không? Câu trả lời tốt nhất sẽ được Dr.quynh tiết lộ ngay bài viết dưới đây.
Gãy xương đòn là gì?
Gãy xương đòn (gãy xương quai xanh) là một chấn thương có tỷ lệ xảy ra cao nhất. Đối tượng có nguy cơ gãy xương đòn cao thường là trẻ em và những người trẻ tuổi. Đặc biệt, những người thường xuyên hoạt động mạnh với cường độ cao.
Để xác định phương pháp điều trị và phục hồi tốt cho bệnh nhân thì khuyến khích nên đến bác sĩ để kiểm tra vùng gãy tổng quát nhất. Những nguyên nhân chính dẫn đến gãy xương đòn như sau:
- Tai nạn giao thông, tập luyện
- Bị té ngã, bị thương do lao động
- Bẩm sinh bị bệnh xương thủy tinh
Tìm hiểu thêm: Gãy xương đòn là gì? Một số thông tin liên quan khác.
Gãy xương đòn có cần bó bột không?
Câu trả lời là không. Vì hiện nay phương pháp điều trị bó bột khi gãy xương đã không còn được ứng dụng phổ biến như trước nữa. Hầu hết các bác sĩ không muốn bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này vì:
- Gãy xương đòn rất dễ liền, nếu không xương đòn đai vai sẽ bị yếu
- Do vị trí phẫu thuật cũng như điều trị của xương đòn nằm ở trên lòng ngực. Vì thế, các bác sĩ sẽ rất khó điều trị xương bằng phương pháp bó bột. Xương đòn không thể bất động hoàn toàn, do đó hiện tượng di lệch can xương có thể xảy ra sau khi bó bột. Hậu quả dẫn đến là vai yếu, lệch vai, phẫu thuật lại,…
- Không cần bó bột mà chỉ cần nắn chỉnh đeo đai, dán băng chun bất động là có thể tránh bị di lệch.
- Hiện nay đã không còn ai chọn phương pháp bó bột nữa. Xu hướng phẫu thuật tránh can lệch xương được áp dụng phổ biến hơn. Sau đó người bệnh có thể chọn lựa việc tập luyện, phục hồi chức năng sau phẫu thuật để có thể hoạt động cơ thể bình thường.
Những trường hợp nào khi bị gãy xương đòn có cần bó bột?
Gãy xương đòn có cần bó bột không? Nếu phương pháp bó bột đã không còn được áp dụng thì bệnh nhân nên áp dụng phương pháp điều trị nào? Hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị tiên tiến mang đến hiệu quả cao như phẫu thuật nẹp đinh, đeo đai số 8,… Tuy nhiên các phương pháp điều trị này đều được các bác sĩ suy xét kỹ mới đề xuất cho bệnh nhân. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, tuổi tác, sức khỏe,… mới có thể phẫu thuật được.
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị gãy xương đòn bằng đeo đai số 8.
Thời điểm thích hợp cần tiến hành phẫu thuật
Theo như các bác sĩ của Dr.quynh thì chỉ phẫu thuật gãy xương đòn khi bệnh tình của bệnh nhân quá nguy hiểm. Gãy xương đòn bị di lệch nặng hoặc khi xương gãy thành nhiều mảnh.
Sau đây là những yếu tố được xem xét để đưa ra quyết định phẫu thuật:
- Gãy xương ở tay thuận
- Độ tuổi của người bệnh
- Sức khỏe và chức năng tổng thể của người bệnh
- Nguy cơ gãy xương chấn thương xương đòn tái phát
Trong trường hợp người bệnh bị gãy xương đòn có nguy cơ xương chậm liền hoặc mất chức năng. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Nếu bệnh nhân có vết thương gãy ngắn từ 2cm trở lên độ di lệch 100% thì nên cân nhắc phẫu thuật. Các đối tượng thường được chỉ định để phẫu thuật khi vết thương quá nguy hiểm:
- Bệnh nhân là nữ giới
- Bệnh nhân có độ tuổi khá lớn
- Chỗ gãy xương dịch chuyển các đầu xương hoàn toàn không chạm được vào nhau
- Xương gãy quá nhiều thành những mảnh nhỏ
- Bệnh nhân có thói quen hút thuốc
Biện pháp phẫu thuật là một biện pháp mang đến hiệu quả lành và hết đau cao. Tuy nhiên phẫu thuật xương đòn thường mang lại nhiều rủi ro. Sau khi bạn đi khám và trao đổi với bác sĩ điều trị, bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh và người nhà về ưu điểm, nhược điểm của quá trình điều trị đó.