Sức khỏe là vốn quý của mỗi chúng ta, việc dùng những dược liệu, bài thuốc quý để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật là điều ai cũng quan tâm. Do đó, trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cái tên đang được mọi người chú ý, săn lùng để mang về cho gia đình mình. Trong số đó, sâm Ngọc Linh là một mặt hàng được cả người dân lẫn các đại gia đang săn đón nhiệt tình. Khi lượng cầu vượt qua cung, sâm Ngọc Linh giả bắt đầu trà trộn vào và làm thiệt hại rất lớn đến người tiêu dùng.

Sâm Ngọc Linh được tìm thấy như thế nào?

Vào năm 1973, những người hái dược liệu đã tìm ra sâm Ngọc Linh trên núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum ở độ cao trên 1.200 mét. Sâm Ngọc Linh là một loại cây thân thảo sống được rất lâu, độ cao thông thường từ 40cm đến 100cm. Thân rễ cây có các vết sẹo và chia đốt như cây trúc, có màu lục hoặc tím, thân có đường kính khoảng 4 – 8mm.

Do đó, sâm Ngọc Linh còn được gọi là sâm Trúc (trúc tiết nhân sâm, sâm đốt trúc), sâm Việt Nam, sâm K5 (Khu Năm), … Tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại cây có cấu trúc tương tự, chúng ta cần phải biết cách phân biệt sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh được tìm thấy trên núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum độ cao hơn 1.200m.
Sâm Ngọc Linh được tìm thấy trên núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum độ cao hơn 1.200m.

Tác dụng thần kỳ của sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh còn được gọi là “Quốc Bảo” của Việt Nam khi chúng nằm trong top 4 loại sâm tốt nhất trên thế giới, chỉ xếp sau sâm Mỹ, sâm Hàn và sâm Triều Tiên. Theo các kết quả nghiên cứu, lượng Saponin trong sâm Ngọc Linh cao hơn rất nhiều so với đa số các loại khác. 52 loại Saponin được tìm thấy trong củ, rễ, thân của chúng và trong đó, 26 loại Saponin thì xuất hiện khá thường xuyên.

Đặc biệt, 26 loại còn lại thì có cấu trúc hóa học rất mới, thậm chí còn không xuất hiện trong các loại sâm từ top 1 đến top 3. Như vậy, sâm Ngọc Linh trở thành một loại sâm có lượng Saponin nhiều và đa dạng nhất. 

Sâm Ngọc Linh là một vị thuốc tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta.
Sâm Ngọc Linh là một vị thuốc tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta.

Bên cạnh đó, các bộ phận khác như lá sâm, thân sâm cũng chứa đến 19 loại Saponin Dammaran, 8 loại có cấu trúc hoàn toàn mới. Thành phần dược tính của chúng cũng có chứa đến 17 loại acid amin thiết yếu, 20 loại khoáng vi lượng và 0.1% tinh dầu.

Với những thành phần dinh dưỡng trên, sâm Ngọc Linh có tác dụng rất tốt trong việc giảm stress, trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch, giảm quá trình lão hóa cơ thể cũng như bảo vệ các tế bào gan, chống lại ung thư, gia tăng sức đề kháng. Với người cao tuổi, không nhưng chống lại bệnh tật mà sâm Ngọc Linh còn giúp ăn ngon miệng, cải thiện giấc ngủ, huyết áp thấp, giảm chứng suy nhược thần kinh, sinh lý, ….

Sử dụng sâm Ngọc Linh đúng cách

Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng từ nhiều cách khác nhau nhưng chung quy cũng với mục đích giúp cho dưỡng chất được hấp thụ vào cơ thể một cách tốt nhất. Một số phương pháp thường dùng như ngâm sâm Ngọc Linh với mật ong hoặc với rượu, hoặc đơn giản hơn là dùng sâm để pha trà và nấu cháo. Có những người còn thích xắt lát sâm và ngậm trực tiếp vào miệng cũng rất hiệu quả. 

Với cách sử dụng đa dạng, dưỡng chất tuyệt vời nên sâm Ngọc Linh được săn đón một cách rất nhiệt tình với giá cả không hề rẻ, có khi lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, với nguồn cung đang dần cạn kiệt, không phải chỉ cần có tiền là chúng ta có thể sở hữu sâm Ngọc Linh một cách an toàn. Bởi vì trên thị trường hiện nay đang xuất hiện rất nhiều sâm Ngọc Linh giả với hình thức giống thật tới 8 – 90%.

Do vậy, chúng ta cần phải biết cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả để tránh tiền mất tật mang.

Sâm Ngọc Linh giả tràn lan trên thị trường Việt Nam

Mới đây, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum đã xử phạt rất nhiều cửa hàng đang kinh doanh rượu sâm Ngọc Linh vì sâm, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các cửa hàng thậm chí còn không có giấy phép kinh doanh, không có giấy phép bán lẻ rượu cũng như giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Do đó, toàn bộ các sản phẩm tại cửa hàng này đã bị cơ quan chức năng tịch thu, tiêu hủy và cho đóng cửa toàn bộ.

Không chỉ tại Kon Tum, Công an huyện Đăk Tô cũng đã mật phục và tóm gọn nhiều xe tải vận chuyển các thùng xốp chứa sâm Ngọc Linh giả. Sau khi kiểm tra và xác minh, toàn bộ số hàng này là củ tam thất được vận chuyển vào từ các tỉnh phía Bắc nhằm làm giả sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, công an còn phát hiện 2kg củ, 12kg lá nhằm làm giả sâm Ngọc Linh kèm theo 112 chai rượu lá sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc.

3 loại sâm Ngọc Linh giả thường gặp

Theo thông báo mới nhất được đăng tải trên báo Tài nguyên và Môi trường, hiện nay tại Việt Nam có 3 loại sâm Ngọc Linh giả thường gặp nhất, cụ thể như sau:

  • Loại sâm Ngọc Linh giả 1: đây là loại sâm nằm giữa biên giới Việt Nam và Trung Quốc, có cùng chi nhân sâm (chi Panas) với sâm Ngọc Linh. Đây có thể là một trong những loại sâm mới, chưa từng được công bố tại Việt Nam và có hình thức giống đến 97% so với sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, các thành phần dinh dưỡng của chúng thì chưa được cơ quan nào kiểm định và công bố.
  • Loại sâm Ngọc Linh giả 2: Ở các vùng núi phía bắc, chúng ta có thể tìm thấy các củ tam thất hoang có độ giống khoảng 90% với sâm Ngọc Linh. Loại củ này cũng có chức năng bồi bổ cơ thể và chống được một số bệnh. Thế nhưng, khi so sánh với sâm Ngọc Linh thì một trời một vực và không hề đáng với những số tiền cao ngất ngưỡng mà giới đại gia đang săn lùng.
Sâm Ngọc Linh giả bằng củ tam thất có màu đậm, vị đắng và nhiều sơ hơn so với hàng thật.
Sâm Ngọc Linh giả bằng củ tam thất có màu đậm, vị đắng và nhiều sơ hơn so với hàng thật.
  • Loại sâm Ngọc Linh giả 3: Đây cũng là loại thường gặp nhất và xuất hiện trên thị trường nhiều nhất. Chúng giống khoảng 80 – 90% so với sâm Ngọc Linh. Đó chính là củ ráy, thường mọc ở các vùng núi và xuất hiện nhiều nhất ở Tây Nguyên, các vùng có khí hậu nóng ẩm. Theo y học, củ ráy cũng được sử dụng để trị gout, thanh nhiệt giải độc, kháng viêm kháng khuẩn nhưng không thể sánh bằng sâm Ngọc Linh để có mức giá đắt đỏ được.

Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả

Sâm Ngọc Linh giả mang lại những giá trị dinh dưỡng kém hơn rất nhiều so với loại thật.
Sâm Ngọc Linh giả mang lại những giá trị dinh dưỡng kém hơn rất nhiều so với loại thật.

Đối với những người mới tìm hiểu thì việc phân biệt cũng khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ thì chúng ta sẽ nhận biết được sâm Ngọc Linh thật và giả bằng nhiều cách. Sâm Ngọc Linh thật sẽ có nhiều mắt lõm vào trong thân và nằm so le nhau. Vỏ sâm mỏng, nhẵn trong khi các loại sâm giả thì rất dày, sần sùi như da của tê giác vậy. Đối với các loại sâm giả, chúng trông dài hơn, thân có nhiều mắt, vị đắng và xơ nhiều hơn so với sâm Ngọc Linh thật. 

Kỹ hơn nữa, chúng ta có thể cắt sâm thành các lát mỏng, phần củ sâm thật sẽ có màu vàng nhạt trong khi thân của nó có màu xám nhạt hoặc tím. Các thớ vân trên lát cắt sẽ đều nhau, xơ nhỏ và khi nếm có vị đắng đầu, hậu ngọt. Bên cạnh đó, nếu đã quen sử dụng sâm Ngọc Linh, chúng ta sẽ nhận ra chúng có một mùi thơm nồng rất đặc trưng không thể làm giả được. 

Có rất nhiều cách để nhận biết sâm Ngọc Linh thật và giả.
Có rất nhiều cách để nhận biết sâm Ngọc Linh thật và giả.

Ngoài phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả, chúng ta cũng nên biết rằng sâm mọc tự nhiên thì giá sẽ đắt hơn, dinh dưỡng cao hơn so với sâm tự trồng. Đối với sâm trồng, quanh thân chúng sẽ có các nốt sẹo, nhiều rễ, rễ con phồng lên chứa chất dinh dưỡng, ít mắt hơn sâm mọc tự nhiên và phần thân cũng nhỏ hơn về phần củ. 

Như vậy thông qua bài viết trên, chúng ta đã biết cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả cũng như nhận biết sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên hay được trồng. Qua đó, chúng ta sẽ tránh được những mặt hàng giả, trôi nổi không rõ nguồn gốc để không “tiền mất tật mang” cũng như trả giá quá cao cho sâm được trồng tại nhà. Nếu vẫn chưa hiểu cách phân biệt, chúng ta cũng có thể liên hệ các đơn vị uy tín để được tư vấn mua hàng cũng như hướng dẫn sử dụng sâm Ngọc Linh nhé. DrQuynh chúc các bạn thành công và dồi dào sức khỏe.

5/5 - (1 bệnh nhân đã mổ)

ĐỪNG QUÊN XEM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *