Bệnh HIV là một căn bệnh nguy hiểm và hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị khỏi dứt điểm. Cũng vì lý do đó mà rất nhiều người thường ám ảnh, xa lánh với người bệnh HIV. Vậy bệnh HIV có dễ lây không và chạm vào máu người nhiễm HIV? Phòng khám Bạch Lê Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Những tình huống bạn nên nghi ngờ nhiễm HIV
Trong trường hợp tình cờ không may bị chạm vào máu người nhiễm HIV như kim tiêm đâm vào người khi đi ngoài đường hoặc kim tiêm dưới ghế ở nơi công cộng hoặc dẫm phải kim tiêm dính máu trong công viên, bị tấn công bởi vật sắc nhọn nào đó trên đường phố, gây ra các vết thương trên da, thì bạn nên nghĩ đến khả năng phơi nhiễm HIV. Rất nhiều người khi rơi vào những tình huống như vậy thì đều rất hoang mang, lo lắng và không biết phải làm gì khi nghi ngờ nhiễm HIV, liệu mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV hay không?
Nếu chẳng may một người bị vật như kim tiêm, vật sắc nhọn dính máu đâm phải, người đó xem như đã rơi vào tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng bị lây nhiễm HIV. Như vậy, khâu xử lý ban đầu rất là quan trọng và bệnh nhân nghi nhiễm HIV cần phải được điều trị dự phòng phơi nhiễm càng sớm càng tốt.
Cần làm gì khi bạn nghi ngờ nhiễm HIV?
Thông thường, khi bị đâm phải một vật nhọn nghi có dính máu, các nạn nhân sẽ bị tâm lý vô cùng sợ hãi, lo sợ nên cố gắng nặn máu ra ngoài. Cách xử trí trên là hoàn toàn sai và nguy hiểm, bởi vì việc nắn bóp vết thương sẽ vô tình tạo thêm nhiều tổn thương khác như viêm, làm tăng khả năng virus HIV xâm nhập vào cơ thể.
Đầu tiên, nạn nhân nghi ngờ bị nhiễm HIV phải làm sao lấy lại được sự bình tĩnh và làm theo những bước sau đây:
Bước 1: Nhanh chóng lấy vật sắc nhọn hoặc vật gây vết thương chảy máu ra khỏi cơ thể.
Bước 2: Rửa vết thương dưới vòi nước ngay lập tức. Tránh thực hiện các thao tác cầm máu , bịt chặt vết thương mà nên để cho vết thương tự tháo máu ra tuyệt đối không được nặn bóp vết thương.
Bước 3: Rửa thật kỹ lại vết thương một lần nữa bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, làm các xét nghiệm HIV và điều trị phơi nhiễm.
Nguy cơ lây nhiễm HIV từ vết thương khi chạm vào máu người nhiễm HIV là cao hay thấp?
Khi đến các cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được đánh giá khả năng lây nhiễm HIV từ vết thương khi chạm vào máu người nhiễm HIV. Nếu là tổn thương ở ngoài da, không gây chảy máu hoặc chảy máu ít, hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bị nhiễm HIV chỉ tiếp xúc đến vùng niêm mạc không bị tổn thương viêm loét thì nguy cơ lây nhiễm sẽ tương đối thấp.
Riêng với trường hợp da bị tổn thương sâu và chảy nhiều máu, hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bị nhiễm HIV tiếp xúc vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng, thì nguy cơ lây nhiễm HIV là tương đối cao, cần phải xử trí nhanh và điều trị kịp thời.
Đừng bỏ lỡ:
- Xét nghiệm HIV có bị sai kết quả hay không
- Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện HIV không
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 3 tháng như thế nào
- Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu
- Dính máu người nhiễm HIV có bị lây không
- Chạm vào máu người nhiễm HIV thì mình có bị lây nhiễm HIV hay không
Nghi ngờ nhiễm HIV khi chạm vào máu người nhiễm HIV phải làm những xét nghiệm gì?
Trước hết, nạn nhân cần làm xét nghiệm máu tại nhà để kiểm tra khả năng có bị nhiễm HIV chưa. Song sau đó, có thể bắt đầu điều trị phơi nhiễm ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, khi nhận được kết quả xét nghiệm HIV là dương tính, tức là nạn nhân đã bị nhiễm bệnh từ trước, phải dừng điều trị phơi nhiễm ngay lập tức.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho bạn làm một vài xét nghiệm cần thiết khác để theo dõi quá trình điều trị, chẳng hạn như thăm dò chức năng gan, huyết đồ, chức năng thận.
Khi nào bạn nên điều trị phơi nhiễm HIV?
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ rất cao. Tuy nhiên, hiệu quả này sẽ giảm dần nếu như nạn nhân đến bệnh viện quá trễ sau khi gặp nạn. Do đó, người bị phơi nhiễm cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được tiến hành chữa trị càng sớm càng tốt, không nên đến quá thời gian cho phép là 72 giờ.
Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV phải liên tục kéo dài trong vòng 28 ngày. Thuốc điều trị thường là dạng thuốc uống, sử dụng theo phác đồ kết hợp 3 loại thuốc kháng siêu vi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV là gì?
Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV phải theo chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ đã được đào tạo tập huấn về chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV. Nạn nhân nghi ngờ nhiễm HIV không nên quá lo lắng mà tự ý mua thuốc để uống. Thuốc kháng vi rút có thể gây ra một vài tác dụng không mong muốn trong thời gian đầu sử dụng, sau đó cơ thể sẽ quen dần. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý dừng uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Người bị nạn sẽ được tư vấn đầy đủ các kiến thức: Nguy cơ bị nhiễm HIV, lợi ích khi điều trị phơi nhiễm, phương pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác,tác dụng phụ của thuốc điều trị, vấn đề tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh.
Bên cạnh đó, nạn nhân cần làm lại xét nghiệm HIV sau 3 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ lây nhiễm. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm là âm tính thì người gặp nạn có thể yên tâm không bị lây nhiễm HIV trong tình huống tai nạn trước đó. Trong mọi trường hợp, nạn nhân trong quá trình điều trị cần phải giữ liên lạc với cơ sở y tế để được hỗ trợ tư vấn mỗi khi có nhu cầu.
Tổng Kết
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ tới phòng khám để biết thêm nhiều chi tiết và được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất. Ngoài ra, bạn hãy xét nghiệm máu tại nhà để chắc chắn rằng không bị lây nhiễm khi không may chạm vào máu của người nhiễm HIV nhé.