Việc gãy xương đòn vai trong quá trình làm việc, hoạt động hằng ngày không thể tránh khỏi. Đặc biệt là gãy xương đòn vai (trái, phải). Tình trạng gãy xương đòn chiếm khá cao so với các trường hợp gãy xương nơi khác. Hôm nay DrQuynh sẽ cung cấp thông tin về gãy xương đòn vai trái phải. Ngoài ra còn cho bạn những cách điều trị tốt nhất.
Gãy xương đòn vai trái phải là gì?
Xương đòn (hay còn được gọi là xương quai xanh) bị gãy là dạng chấn thương vật lý thường gặp ở vùng vai. Chiếm tỷ lệ khoảng 4% các trường hợp gãy xương của cơ thể. Vết nứt, gãy xuất hiện ở mọi vị trí trên xương quai xanh của bạn. Nhưng thường gặp nhất là ở khu vực ⅓ giữa của đoạn xương xem thêm.
Đa phần bệnh nhân gãy xương đòn đều rơi vào bên trái. Theo như nghiên cứu, số người thuận bên phải nhiều hơn số người thuận bên trái. Do đó bên không thuận có xu hướng yếu hơn và dễ bị gãy.
Nguyên nhân dẫn đến gãy xương đòn vai trái phải
Gãy xương đòn vai trái hoặc phải rất dễ để nhận biết. Và sau đây là 1 số nguyên nhân dẫn đến gãy xương đòn. Bạn nên xem và cân nhắc để không xảy ra tình trạng gãy xương.
- Thường gãy xương đòn do bạn tác động 1 lực mạnh đến xương đòn của chính bản thân.
- Xảy ra khi bị ngã, đập vai trái hoặc phải trực tiếp xuống vật thể cứng. Có thể khi va chạm xe
- Có thể do bạn bất cẩn vận động thể thao không đúng cách
Dấu hiệu của việc gãy xương đòn vai trái phải
Vì gãy xương đòn là một vị trí gãy khó mà bình phục nhanh được. Do đó nếu bạn đang nghi ngờ bản thân có bị gãy xương đòn hay không. Hãy dựa vào những dấu hiệu sau đây để xác định đúng nhất:
- Tại ổ gãy xương sưng to. Nếu bạn chạm vào sẽ đau nhói và có cảm giác lạo xạo
- Cảm giác đau kéo dài và bạn sẽ khó hoạt động cánh tay bình thường được
Phương pháp điều trị gãy xương đòn vai trái phải
Theo như những chuyên gia của DrQuynh. Việc gãy xương đòn có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân. Mọi người luôn thắc mắc nếu gãy xương đòn vai trái phải có nên phẫu thuật hay không và phẫu thuật như thế nào. Thì dưới đây là 2 cách điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật mà chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn.
- Nếu bạn bị nhẹ có thể điều trị không phẫu thuật. Điều trị theo những phương pháp như đeo đai xương đòn, sử dụng thuốc giảm đau của bác sĩ kê. Ngoài ra còn kết hợp với tập vật lý trị liệu.
- Nếu bạn bị nặng thì không tránh khỏi việc phẫu thuật. Lúc ấy bạn phải điều trị bằng nẹp vít và đinh. Có thể bác sĩ điều trị của bạn sẽ đưa ra yêu cầu phẫu thuật để nắn chỉnh xương gãy ngay ngắn và cố định 1 cách hợp lý nhất
Gãy xương đòn vai trái phải bao lâu thì khỏi?
Đối với bệnh nhân việc khỏi bệnh hoàn toàn là tin vui nhất đối với họ. Vì xương đòn vai là vị trí xương chính của cơ thể. Nếu xương không lành hẳn thì các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng trở nên khó khăn.
- Việc điều trị và phục hồi xương khi gãy tốn khá nhiều thời gian. Theo các trường hợp gãy thì thông thường xương sẽ liền lại sau khi phẫu thuật từ 3 đến 4 tuần. Tuy nhiên nếu bạn muốn xương đòn vai của bạn có thể bình phục liền lại hoàn toàn như người bình thường thì phải đợi ít nhất từ 2 đến 4 năm.
- Việc phục hồi và điều trị xương không chỉ dựa vào thuốc và bác sĩ mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác. Để có thể rút ngắn thời gian điều trị bạn phải tuân thủ quy trình chữa trị của các bác sĩ. Bản thân bệnh nhân không được chủ quan. Phải có cho mình chế độ sinh hoạt, chế độ ăn, chế độ làm việc một cách hợp lý nhất.
Hầu như những trường hợp bị gãy xương đòn đều không để lại di chứng. Nhưng vẫn có những trường hợp gãy phức tạp, mãnh gãy chọc vào bó mạch, thần kinh vùng dưới xương đòn hoặc chọc phải đỉnh phổi. Trong những trường hợp đó bệnh nhân cần được phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp. Nếu không sẽ gây ra những di chứng về cơ năng sau này.