Chat Zalo
Chat ngay

Tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu? Các biến chứng nguy hiểm khác

HIV là căn bệnh nguy hiểm, nó làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể người bệnh và gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội với các triệu chứng khác nhau. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong quá trình điều trị đôi khi cũng gây ra những vấn đề không mong muốn.

Tiêu chảy là một trong những vấn đề phiền toái mà người nhiễm bệnh hay mắc phải. Đây là tình trạng đi vệ sinh ra phân lỏng và liên tục mắc phải trong thời gian dài. Vậy cụ thể tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy trong thời gian dài

Tiêu chảy ở người bệnh HIV có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, và tuỳ từng nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ mà sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nhưng chung lại, tiêu chảy trong thời gian dài có thể được coi là triệu chứng ban đầu của HIV (giai đoạn cấp tính). Trong vòng vài tháng tiếp theo đó, người bệnh sẽ thường hay phải trải qua các chứng bệnh như cúm thông thường, trong đó có cả tiêu chảy cấp. Các triệu chứng ở giai đoạn cấp tính có thể kể đến như: sốt, phát ban, đổ mồ hôi khi ngủ, rát họng, buồn nôn…  Giống cảm cúm tuy nhiên các triệu chứng lại kéo dai dẳng mặc dù đã uống kháng sinh cảm cúm.

Tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu
Tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu

Tiêu chảy nhiều dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy không phải do nhiễm HIV cấp tính mà là do các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị bệnh. Ngoài tiêu chảy, buồn nôn hay mệt mỏi cũng là những cảm giác thường thấy ở người bệnh trong giai đoạn này.

Tất cả các loại thuốc kháng sinh, kháng virus HIV đều có thể gây tiêu chảy, trong đó nhóm thuốc protease(lopinavir/ritonavir hay fosamprenavir) là dễ gây ra các vấn đề về tiêu chảy nhất. nếu đang dùng thuốc kháng virus mà gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài thì cần thông báo cho bác sĩ gấp để có hướng điều trị khác chứ không nên tự ý ngừng uống thuốc.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học California, Hoa Kỳ, các vấn đề liên quan đến tiêu hoá và tiêu chảy ở người bệnh HIV có thể kể đến như:

  •     Đường ruột bị nhiễm trùng Mycobacterium avium và Cryptosporidium. Những loại vi khuẩn này cũng có khả năng nhiễm ở cả những người âm tính với HIV nhưng thường hết nhanh hơn là ở những người dương tính. Kết quả điều tra cho thấy, trước đây hai loại khuẩn trên là nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy nhưng hiện nay có nhiều trường hợp không phải do đường ruột bị nhiễm trùng.
  •     Hội chứng rối loạn khuẩn đường ruột (SIBO) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở người bệnh HIV do sức đề kháng yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong ruột phát triển mạnh. Điều này dẫn đến các triệu chứng về đường ruột và tiêu chảy kéo dài.
  •     Do chính virus HIV. Theo Trung tâm sinh học của Hoa Kỳ, bản thân HIV cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài ở người bệnh.

Tiêu chảy kéo dài bao lâu

Như đã nói ở trên, tiêu chảy ở người nhiễm HIV có rất nhiều nguyên nhân do đó tình trạng kéo dài hay nhanh trong còn phụ thuộc vào tuỳ từng yếu tố khác nhau. Nếu nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thì chỉ cần đổi loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là sẽ hết tiêu chảy. Hoặc nếu do nhiễm trùng cấp tính thì tình trạng tiêu chảy sẽ giảm dần trong 1 đến 2 tuần. 

Tình trạng tiêu chảy lâu hay sớm cũng phụ thuộc vào thể trạng sức khoẻ của từng người. Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn cuối, tình trạng sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến tiêu chảy nặng và kéo dài hơn. Do đó, cần phải cải thiện chế độ ăn uống hiệu quả, hợp lý để tăng sức đề kháng.

Phương pháp điều trị giảm tiêu chảy   

 Nếu tiêu chảy là do thuốc, bệnh nhân có thể nhờ các bác sĩ tư vấn và tham khảo một số loại thuốc chữa HIV khác, tuyệt đối không được ngừng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ. Bởi khi dừng việc uống thuốc, virus HIV sẽ nhanh chóng lan ra và nhân lên hàng nghìn lần trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình chữa bệnh, bệnh nhân có thể đối mặt với việc virus tạo ra các bản sao đột biến để chống lại thuốc kháng.

Ngoài ra, cách hiệu quả nhất để làm giảm tình trạng các vấn đề về tiêu chảy, bệnh nhân nên uống nhiều nước, tránh các chất caffeine, các loại bơ sữa, ăn nhiều chất xơ, rau củ, hạn chế đồ cay và dầu mỡ. 

Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng ruột non, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có đơn thuốc hợp lý.  Không nên tự uống thuốc trị tiêu chảy mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Phương pháp điều trị giảm tiêu chảy   
Phương pháp điều trị giảm tiêu chảy

Giới thiệu về Phòng khám đa khoa Bạch Lê Gia

Phòng khám đa khoa Bạch Lê Gia, ngoài là phòng khám đa khoa điều trị tất cả các bệnh liên quan đến nam, nữ, tiêu hóa… Phòng khám còn là trung tâm xét nghiệm HIV/AIDS và viêm gan B hàng đầu tại tỉnh Kon Tum.

Những người có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, xăm trổ, tiêm chích ma túy, người thường xuyên tiếp xúc với dịch tiết của người khác, bệnh nhân đã từng truyền máu, chế phẩm máu …. có thể tham khảo gói xét nghiệm máu tổng quát từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những hướng thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, trang thiết bị y tế nhập khẩu và hơn hết là bảo mật tuyệt đối dữ liệu bệnh nhân. Để đặt lịch khám hoặc để được giải đáp các thông tin liên quan đến HIV và viêm gan B, hãy gọi đến số tổng đài chăm sóc khách hàng 0935.658.768.

  • Địa chỉ: 211 đường Duy Tân, TP. Kon Tum.
  • Hotline:0935.658.768.
  • Lịch thăm khám: Mở tất cả các ngày trong tuần.

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết trên, mọi người chắc hẳn đã có câu trả lời cho câu hỏi tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu? Qua đó thấy được sự nguy hiểm của căn bệnh HIV. Hãy luôn luôn ý thức được sự nguy hiểm đó để giữ cho mình và mọi người xung quanh luôn an toàn. Chúc các bạn đọc sức khoẻ và an yên.

5/5 - (1 bệnh nhân đã mổ)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BS tư vấn MIỄN PHÍ