Chat Zalo
Chat ngay

Rạn xương mác cẳng chân bao lâu thì khỏi

rạn xương mác cẳng chân

Rạn xương mác cẳng chân là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Người bị rạn xương mác sẽ có ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày. Bệnh gây ra triệu chứng đau nhói, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả xấu. Vậy, rạn xương mác cẳng chân có nghiêm trọng không? Hãy cùng Bác sĩ xương khớp giỏi ở TPHCM – BS CKI Lê Văn Quỳnh TM đến với TOP 3 điều cần biết về căn bệnh này thông qua bài phân tích sau đây.

Hiện tượng rạn xương mác cẳng chân

Nguyên nhân làm rạn xương mác cẳng chân

Hiện nay, rạn xương mác cẳng chân được xếp vào một dạng gãy xương dễ gặp. Xương cẳng chân bị gãy có thể gãy xương kín và chưa tách rời hẳn. Nếu nhìn ngoài da, sẽ không nhận biết được xương bị rạn. Tại vị trí cẳng chân, xương bị rạn gây đau và sưng cẳng chân.

Một số nguyên nhân gây nên rạn mác cẳng chân bao gồm:

  • Do té ngã: Khi bệnh nhân đi đứng, xuống cầu thang,…không may vấp té. Lúc này, cẳng chân bị va đập bởi một vật cứng và có tác động lớn vào chân.
  • Tai nạn: Tai nạn giao thông, tai nạn khi làm việc lao động chân tay. Hơn thế nữa, nhiều người chơi thể thao thì gặp tai nạn va đập lúc chơi.
  • Có bệnh xương nền: Loãng xương ở nhiều người là nguyên nhân dẫn tới rạn xương. Một số bệnh khác dẫn tới rạn xương cẳng chân là bệnh u xương lâu năm không được chữa trị đúng.
  • Do tuổi tác: Hiện nay, người cao tuổi có xương khớp không được khỏe. Độ đàn hồi kém nên khi bị một lực tác động vừa phải cũng làm xương bị rạn.
Do té ngã: Khi bệnh nhân đi đứng, xuống cầu thang,...không may vấp té. Lúc này, cẳng chân bị va đập bởi một vật cứng và có tác động lớn vào chân. Tai nạn: Tai nạn giao thông, tai nạn khi làm việc lao động chân tay. Hơn thế nữa, nhiều người chơi thể thao thì gặp tai nạn va đập lúc chơi. Có bệnh xương nền: Loãng xương ở nhiều người là nguyên nhân dẫn tới rạn xương. Một số bệnh khác dẫn tới rạn xương cẳng chân là bệnh u xương lâu năm không được chữa trị đúng. Do tuổi tác: Hiện nay, người cao tuổi có xương khớp không được khỏe. Độ đàn hồi kém nên khi bị một lực tác động vừa phải cũng làm xương bị rạn.
Nguyên nhân làm rạn xương mác cẳng chân

Triệu chứng thường gặp khi bị rạn xương cẳng chân

Khi bị rạn xương mác cẳng chân, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhói tại vùng bị rạn xương. Ngoài ra, nếu bị rạn nhẹ thì có thể không cảm thấy đau. Nhưng khi vận động đi lại, hoạt động mạnh sẽ làm bệnh nhân ê buốt chỗ rạn. Mọi hoạt động không được linh hoạt và dẻo dai như bình thường.

Một số trường hợp rạn xương sẽ có chuyển biến nặng hơn do người bệnh hoạt động chân quá nhiều. Phần da có xương bị rạn sẽ sưng tím, mẩn đỏ và có cục u trồi lên. Lúc này, mọi người cần quan sát kỹ, tránh di chuyển và đến ngay bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời.

Hình ảnh gãy xương mác phân biệt với rạn xương mác

Thực chất thì gãy hay rạn xương mác đều không có sự khác biệt trong Y khoa. Gãy hay rạn thì đều là gãy xương mác cẳng chân (tiếng anh là fibular fracture) . Nhưng về mặt điều trị thì có sự khác biệt. Rạn xương mác ý nói là xương mác gãy nhưng ở mức độ nhẹ, không có hoặc ít di lệch. Điều trị thường là bó bột hay nẹp bột ( điều trị bảo tồn)

Gãy xương mác ( thường gặp gãy 1/3 dưới xương mác) tuỳ vào mức độ di lệch của ổ gãy (dislocation) mà có điều trị khác nhau. Thường điều trị bó bột cho loại ít di lệch và điều trị phẫu thuật ở loại gãy di lệch nhiều. Nhất là đối với gãy 1/3 dưới thường cần điều trị phẫu thuật.

gãy 1/3 dưới xương mác
gãy 1/3 dưới xương mác
hình ảnh rạn xương mác
hình ảnh rạn xương mác

ĐỪNG QUÊN ĐỌC:

Rạn xương mác cẳng chân có những cách điều trị nào?

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra kết luận chính xác nhất. Bằng phương pháp chụp X-quang, các bác sĩ sẽ nhận thấy bệnh nhân bị rạn ít hay nhiều, vị trí rạn cần điều trị. Tùy vào mức độ rạn xương mác cẳng chân nặng hay nhẹ, sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:

  • Bó bột cẳng chân: Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân bị mức độ nhẹ. Bó từ 1/3 chỗ đùi tới bàn chân. Bó bột sẽ cố định phần chân, đảm bảo phần rạn không bị gãy. Người bệnh bó bột trong thời gian từ 6-8 tuần. Thời gian bó chân phụ thuộc vào tốc độ hồi phục của bệnh nhân. Bệnh nhân cần tái khám và theo dõi định kỳ để được bác sĩ khám bệnh và tư vấn cụ thể.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này dùng trong trường hợp người bệnh bị rạn xương ở cẳng chân nặng và không thể khỏi bằng cách bó bột được. Phẫu thuật nhanh chóng và đảm bảo lành xương nhanh.

Khi người bệnh từng bị bệnh về xương khớp, đều có nguy cơ mắc bệnh lại. Bệnh rạn xương có ảnh hưởng tương đối tới sức khỏe con người. Bệnh nhân muốn lành xương nhanh, không tái phát thì nên ăn uống đầy đủ. Bổ sung dưỡng chất tăng đề kháng sức khỏe. Hơn thế nữa, việc tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng.

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra kết luận chính xác nhất. Bằng phương pháp chụp X-quang, các bác sĩ sẽ nhận thấy bệnh nhân bị rạn ít hay nhiều, vị trí rạn cần điều trị.
Rạn xương mác cẳng chân có những cách điều trị nào?

Rạn xương mác cẳng chân bao lâu thì khỏi

Thời gian lành xương trung bình chi dưới là 12-14 tuần. Đối với xương mác là xương nhỏ và ít quan trọng hơn trong 2 xương cẳng chân. (Xương chày chịu lực nhiều hơn ở cẳng chân). Thời gian lành xương trung bình có thể từ 6 đến 8 tuần. Thời gian khỏi nên được tính từ lúc bắt đầu bị gãy đến khi trở lại sinh hoạt và lao động được. Thời gian này từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng đối với xương mác.

Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và tư vấn từ Bác sĩ để xương nhanh lành.

Biến chứng có thể gặp khi gãy xương mác (hay rạn xương mác)

  • Biến chứng Không liền xương:

Việc xương gãy kể cả là gãy không di lệch (rạn xương) thì vẫn có thể dẫn đến không liền xương. Do trong quá trình điều trị xương rạn không được bất động tốt. Dẫn đến 2 đầu xương gãy di lệch làm xương không thể liền lại được. Dẫn đến bệnh nhân đau ở cẳng chân kéo dài. Gây khó khăn cho sinh hoạt. Giảm chất lượng cuộc sống

  • Biến chứng Khớp giả

Khớp giả là khi xương gãy không được cố định vững chắc. Làm xương bị di lệch. Dấn đến xương không lành được. Nhưng ở tình huống này bệnh nhân không đau như không liền xương. Mà ở tại vị trí gãy khi nhấn có thể thấy di động bất thường ở vùng xương mác cẳng chân bị rạn

Rạn xương mác cẳng chân có cách phòng tránh không?

Sau đây là một số cách phòng tránh rạn xương mác bạn cần lưu ý:

  • Trước khi tham gia chơi thể thao cần khởi động đúng cách.
  • Vận động đúng cách, mức độ vừa phải. Kiểm soát sức lực cơ thể để có thời gian nghỉ lấy lại sức hợp lí nhất.
  • Điều trị sớm những căn bệnh liên quan tới xương khớp như: Thoái hóa xương, u xương,…
  • Trong lao động chân tay cần mang đồ bảo hộ. Tránh bị va đập bởi các vật nặng.
  • Khám sức khỏe định kì thường xuyên.
  • Ăn uống đủ chất. Bổ sung thêm vitamin giúp cơ thể có đề kháng tốt nhất.
  • Thực hiện các bài tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
  • Khi bị đau chân, tay cần tới ngay bệnh viện thăm khám. Tránh trường hợp điều trị quá muộn, dẫn tới hậu quả xấu.

XEM THÊM:

❗Mổ gãy xương - bắt inox ở đâu uy tín

Với kinh nghiệm + 1000 ca mỗi năm bạn hoàn toàn có thể tin tưởng đăng kí mổ với BS CKI Lê Văn Quỳnh - Bác sĩ xương khớp giỏi ở TPHCM

✅ Chuyên mổ gãy xương đòn - cánh tay - khuỷu - cẳng tay - cổ tay - bàn ngón tay - xương đùi - bánh chè - cẳng chân - cổ chân - bàn chân

✅ Quy trình đăng kí đơn giản

⚡️ Nhanh chóng ⚡️ Đăng ký mổ sớm. Ra viện trong ngày

⭕ BS Chuyên Khoa Sâu Chấn Thương Chỉnh Hình

❤️ Được hưởng BHYT đúng tuyến. ❤️ Chấp nhận nhiều hình thức thẻ bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm công ty

❗ Hồi phục nhanh - Sớm quay trở lại làm việc

🌟🌟🌟🌟🌟 Đánh giá 5 sao từ bệnh nhân cũ.

➤➤➤ ĐĂNG KÝ mổ gãy xương với Bác sĩ CKI Lê Văn Quỳnh. Vui lòng liên hệ số Hotline

Mổ dây chằng ở đâu rẻ nhất - Hình ảnh Bác sĩ và ekip đang mổ cho bệnh nhân
Hình ảnh Bác sĩ và ekip đang mổ cho bệnh nhân

Tư vấn Mổ sắp xương - bắt inox hoàn toàn MIỄN PHÍ - Nhận đọc phim XQ giúp MIỄN PHÍ

Với hàng ngàn thắc mắc của bệnh nhân trên toàn quốc. Bạn đọc có thể hỏi trực tiếp cho BS bằng cách đặt câu hỏi tại khung chát. Bác sĩ sẽ giải đáp tất cả thắc mắc liên quan đến gãy xương tay chân cho bệnh nhân. Hoàn toàn MIỄN PHÍ

Bạn hãy gửi hình XQ tay chân của bạn qua số zalo hotline Bác sĩ sẽ giúp bạn đọc phim XQ và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn

Hoặc nếu muốn được tư vấn trực tiếp bạn có thể tới BV Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin vui lòng liên hệ BS theo số Hotline

❎ Không đăng ký mổ không sao

⚡️ Một lần tư vấn từ Bác sĩ bằng 10 lần tra Google

5/5 - (4 bệnh nhân đã mổ)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BS tư vấn MIỄN PHÍ