Chat Zalo
Chat ngay

Category Archives: ✅ Rách sụn chêm

[2025] Chi Phí Mổ Rách Sụn Chêm Đầu Gối có BHYT Bao Nhiêu Tiền⚡️

Chi Phí Mổ Rách Sụn Chêm Đầu Gối Bao Nhiêu Tiền

Bảng giá cập nhật [2025]  Chi phí mổ rách sụn chêm đầu gối bao nhiêu tiềnGiá mổ sụn chêm trọn gói tại các BV lớn ở Sài Gòn – Hà Nội. Các phương pháp phẫu thuật sụn chêm ráchMổ sụn chêm rẻ nhất ở đâu? ➤➤➤ Xem ngay

Các phương pháp mổ rách sụn chêm mới nhất

Tuỳ thuộc vào cơ chế chấn thương gây rách là do thoái hoá ( thường ở người già) hay do chấn thương ( hay gặp ở người trẻ). Vị trí của tổn thương sụn chêm: nằm ở sụn chêm trong hay sụn chêm ngoài. Vị trí rách trên sụn chêm: ở vùng đỏ 1/3 ngoài hay ở vùng đỏ – trắng hay ở vùng trắng ( vùng không có máu nuôi). Vị trí rách ở sừng trước, hay sừng sau sụn chêm hay ở rễ sụn chêm ( nơi sụn chêm bám vào xương chày). Cộng thêm tính chất của đường rách là đường thẳng, chéo, hay ngang. Tuỳ thuộc vào nhu cầu vận động của bệnh nhân và triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Mà Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Chi phí mổ rách sụn chêm đầu gối bao nhiêu tiền
Chi phí mổ rách sụn chêm đầu gối bao nhiêu tiền

Các phương pháp điều trị mổ rách sụn chêm mới nhất: có thể là mổ nội soi hoặc mổ mở

  1. Sửa chữa sụn chêm: Khâu sụn chêm và cắt lọc tạo hình phần sụn chêm bị rách
  2. Cắt bán phần sụn chêm
  3. Cắt toàn bộ sụn chêm
  4. Ghép sụn mới vào phần sụn chêm bị rách

➤ ➤ ➤ XEM THÊM: Rách Sụn Chêm Đầu Gối Bao Lâu Thì Khỏi – Có tự lành không

⭕ Chi phí Mổ Sụn Chêm phụ thuộc vào phương pháp mổ

Mổ tại Bệnh viện công lập ( BV nhà nước)

Các phương pháp phẫu thuật cắt lọc tạo hình và khâu sụn chêm ( bao gồm sửa chữa, cắt bán phần hay toàn phần) có giá tổng cộng dao động 15 đến 20 triệu nếu có Bảo hiểm Y Tế ( BHYT). Nếu không có BHYT thì chi phí tổng cộng là từ 20 đến 30 triệu.

Phần bảo hiểm trên là đã tính bệnh nhân được chi trả đến 80%. Vì đến hiện tại thì tất cả bệnh nhân ở các tuyến dưới nếu lên mổ tại tuyến trên có nhập viện là đã được hưởng đúng tuyến.

Đối với phương pháp mổ cắt lọc sụn bị rách và ghép sụn mới thì giá có thể cao hơn 1 chút. Phần sụn thay thế chủ yếu là sụn tự thân. Phương pháp ghép sụn này chỉ định rất chọn lọc. Tức là chỉ 1 số ít bệnh nhân được thực hiện. Và các BS thực hiện phải là người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Kiến thức chuyên khoa sâu về cơ xương khớp. Chi phí cho cuộc phẫu thuật như này khoảng 30 đến 40 triệu

Mổ tại Bệnh viện tư nhân

Các phẫu thuật sụn chêm tại Bệnh viện tư nhân có thể được thực hiện bởi các Bác sĩ tại BV đó hoặc là Bác sĩ từ các BV công lập ( BV nhà nước). Dưới hình thức BS hợp tác chuyên môn.

Thường thì bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp Bác sĩ Phẫu thuật rồi quyết định mổ tại BV công hoặc BV tư. Nếu ở BV công có thể sẽ phải chờ khá lâu vì lượng bệnh nhân (rách sụn chêm hay các tổn thương gãy xương, đứt dây chằng) nhiều. Mổ tại BV tư nhân lượng bệnh nhân ít hơn rất nhiều. Dụng cụ và máy móc thường được đầu tư mới và hiện đại hơn tại BV công. Nhưng thường đi kèm với chi phí cao.

Một ca phẫu thuật sụn chêm bị rách tại BV tư nhân dao động từ 30 đến 50 triệu đồng ( trọn gói). Bao gồm chi phí cho cuộc phẫu thuật. Chi phí nằm điều trị tại BV, tiền thuốc, tiền công chăm sóc. Các chi phí tại BV tư cả phẫu thuật lẫn chi phí điều trị tiền phòng tiền giường đều cao nên giá cho cuộc mổ tổng cộng cao.

Tuy nhiên, chi phí đó được thanh toán rất linh hoạt. Có nhiều phương thức thanh toán từ tiền mặt, chuyển khoản, ATM, hoặc thẻ Visa.

Các loại bảo hiểm cũng rất linh hoạt. Bệnh viện có chấp nhận thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm tư nhân ( BH bảo lãnh). Tỉ lệ thanh toán cũng từ 49 đến 100% chi phí cuộc mổ sụn chêm.

Tuy nhiên cần chú ý khi thanh toán bảo hiểm Y tế tại đây vì BHYT tại BV nhà nước thì đa số các mục đều được BHYT thanh toán. Còn BV tư nhân thì số mục được BHYT thanh toán ít hơn rất nhiều. Vì các mục tại BV tư chủ yếu là danh mục dịch vụ. Nên dù có được thanh toán đến 80 hay 100% thì số tiền bệnh nhân đóng cũng không hề nhỏ.

Tất nhiên, chuyện gì cũng có giá của nó. Bệnh nhân tới Bv tư: lượng bệnh nhân ít, không phải chờ đợi lâu. Dịch vụ chăm sóc tốt. Cơ sở hiện đại. Máy móc hiện đại. Phòng mổ tân tiến. Bác sĩ chuyên nghiệp.

Hãy hỏi trực tiếp Bác sĩ mổ cho bạn về chi phí một cuộc mổ sụn chêm là bao nhiêu trước khi quyết định phẫu thuật. Chi phí đã bao gồm có BHYT hay Bảo hiểm bảo lãnh. Để bạn vừa chủ động về tài chính và chuẩn bị kĩ lưỡng cho cuộc phẫu thuật. Đồng thời cân nhắc lựa chọn giữa bệnh viện tư nhân và BV công.

❗Các Bệnh viện tại TPHCM và Hà Nội có thể mổ sụn chêm

Như chia sẻ ở trên BS mổ tại Bv công hay Bv tư thì đều giống nhau. Các BS tại BV công có thể mổ tại BV tư nhân ngoài giờ hành chính. BS ở BV chuyên khoa có thể mổ tại nhiều nơi. Việc lựa chọn BS mổ quan trọng hơn nhiều so với việc lựa chọn BV mổ.

Tuy nhiên, BV để có thể thực hiện được cuộc mổ sụn chêm thì BV đó ngoài có BS có thể thực hiện được thì BV cần có đủ điều kiện để đáp ứng cho cuộc mổ đó. Ví dụ như tại TPHCM thì ít nhất phải là Bv hạng I trở lên. Tức là BV hạng I trực thuộc Sở Y tế hoặc BV hạng II hay hạng I hay hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế. Các Bệnh viện hạng II như BV tuyến quận huyện thì không đủ điều kiện.

TPHCM có các BV sau: sắp xếp theo thứ tự phân hạng bệnh viện

  • BV Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình
  • Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Bệnh viện 175
  • Bệnh viện Trưng Vương
  • Bệnh Viện Thống Nhất
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Bệnh viện Nam Sài Gòn ( BV đa Khoa)
  • Bệnh viện Tân Hưng
  • Bệnh viện An Sinh
  • Bệnh viện STO
  • Bệnh viện Sài Gòn Ito

Chi phí mổ rách sụn chêm tại các BV Chợ Rẫy, Chấn Thương Chỉnh Hình, 115, 175, Trưng Vương, Thống Nhất, Nguyễn Tri Phương được tính theo chi phí tại BV nhà nước ( BV công). Giá có thể không giống nhau tuỳ BV. Vì theo cơ chế ” tự thu tự chi” các bệnh viện có thể có các mức thu khác nhau.

Tại TPHCM, Biên Hoà Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các tỉnh miền Tây có thể liên hệ BS Quỳnh 0936231699 để mổ. Có thể mổ sụn chêm tại BV nhà nước hay BV tư nhân đều được.

Hà Nội có các BV sau:

  • Bệnh viện Việt Đức
  • Bệnh viện DH Y Hà Nội
  • Bệnh viện 103
  • Bệnh viện 108
  • ….

🌟 Mổ sụn chêm đầu gối bao nhiều tiền [trọn gói]

Để xác định được tổng chi phí cuộc mổ sụn chêm. BS cần biết được phương pháp phẫu thuật sẽ thực hiện đối với bệnh nhân đó. Từ đó mà có phương án điều trị và ước tính thời gian nằm viện điều trị bao lâu. Thời gian mổ bao lâu và các biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh nhân cần thông tin cho Bác sĩ các vấn đề cần thiết sau: triệu chứng gặp phải ( đau đầu gối hay không), kết quả chụp MRI đã có ( phương tiện chính xác nhất), có kèm tổn thương khác hay không ( ví dụ như có đứt dây chằng chéo trước kèm theo hay không). Các bệnh lý đang điều trị như tăng huyết áp, đái tháo đường. Các bệnh lý này đặc biệt quan trọng vì nếu có sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng mổ đầu gối. Thời gian nằm viện hậu phẫu tăng lên. Vì vậy mà giá tổng cộng cho cuộc mổ sụn chêm đầu gối bao giờ cũng lớn hơn thông thường.

Để biết giá trọn gói mổ sụn chêm đầu gối bao nhiêu tiền. Hãy cung cấp các thông tin trên cho BS và Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn về giá cụ thể và mất bao lâu để hồi phục sau mổ.

Số tiền đó nhiều hay ít tuỳ thuộc vào bệnh đồng mắc ( bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…) của bạn có nhiều hay không. Nếu nhiều thì nguy cơ bạn phải nằm viện lâu hơn, số tiền chi trả nhiều hơn. Và thậm chí có thể bạn không mổ được vì bệnh nền quá nhiều. Bác sĩ sẽ giải thích cho bạn những nguy cơ và lợi ích là bao nhiêu phần trăm khi bạn đối mặt với cuộc mổ sụn chêm đầu gối đó.

Nếu có đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm: chi phí mổ rách sụn chêm và tái tạo dây chằng vào khoảng 40 đến 50 triệu

Bao lâu thì có thể xuất viện

Thông thường bạn sau mổ đầu gối có thể xuất viện sau 2 đến 3 ngày nếu chỉ cắt lọc và khâu sụn chêm. Tuỳ thuộc vào các can thiệp trong lúc BS phẫu thuật. Can thiệp càng ít thì bạn càng nhanh được xuất viện. Bao giờ bạn cũng sẽ được BS tư vấn kĩ về các vấn đề trước và sau mổ, nguy cơ lúc mổ sụn chêm. Nên nếu có thắc mắc hãy hỏi ngay Bác sĩ khi có thể.

Mổ rách sụn chêm với giá rẻ nhất hãy liên hệ BS Quỳnh

Để đăng ký khám và điều trị, phẫu thuật rách sụn chêm với chi phí mổ thấp nhất hãy liên hệ số Hotline Bác sĩ Quỳnh.

✅ Tư vấn miễn phí về bảo hiểm Y tế, bảo hiểm bảo lãnh. Các thủ tục nhập viện mổ sụn chêm tại Sài Gòn.

✅ Dịch vụ xe đón và đưa bệnh nhân về tận nhà đối với bệnh nhân ở tỉnh hay tại Thành phố.

✅ Đội ngũ kĩ thuật viên vật lý trị liệu chuyên nghiệp sau mổ, điều dưỡng chăm sóc vết thương sau mổ ( có dịch vụ tại nhà)

✅ Chi phí mổ và điều trị hậu phẫu thấp nhất. Rẻ nhất!

Mổ dây chằng ở đâu rẻ nhất - Hình ảnh Bác sĩ và ekip đang mổ cho bệnh nhân
Mổ sụn chêm ở đâu rẻ nhất – Hình ảnh Bác sĩ và ekip đang mổ cho bệnh nhân

Bài viết trên đã thông tin đến bạn về chi phí mổ rách sụn chêm đầu gối bao nhiêu tiền ⚡️ Bảng giá cập nhật mới nhất 2022 tại các BV lớn toàn quốc ở cả khu vực miền Bắc và miền Nam. Quý vị nếu có thắc mắc hãy đóng góp ý kiến hoặc đặt câu hỏi ở mục trên cùng bên phải của website drquynh.com. Hoặc bình luận ở phần phía dưới đây. Mọi thắc mắc của quý vị sẽ là những đóng góp quý báu để BS bổ sung thông tin đến những bệnh nhân khác.

/* Trân trọng

Bác sĩ Quỳnh

Rách sừng sau sụn chêm ngoài có cần mổ không

Dạ BS cho em hỏi với ạ. Bé nhà em bị té xe, có chụp MRI kết quả rách sừng sau sụn chêm ngoài. Cho em hỏi cháu có cần phải phẫu thuật không ạ?

Rách sừng sau sụn chêm ngoài là gì?

Sụn chêm là cơ quan trong đầu gối giống như 1 tấm nệm lót nằm giữa lồi cầu xương đùi và xương chày cẳng chân. Nó bao gồm 2 phần sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Là phần có hình chữ C như dưới đây.

Sụn chêm bình thường
Sụn chêm bình thường

Sụn chêm trong bao gồm có sừng trước và sừng sau. Sụn chêm ngoài cũng bao gồm sưng trước và sừng sau. Sừng sau sụn chêm ngoài là phần thường bị rách nhất khi chấn thương khớp gối. Đặc biệt thường có rách sụn chêm kèm đứt dây chằng chéo trước. Bạn có thể xem thêm qua các bài viết dưới đây:

Cách điều trị như thế nào

Tình huống rách sụn chêm đơn thuần. Bao gồm rách ở các vị trí sừng trước, sừng sau của cả sụn chêm trong hay sụn chêm ngoài. Nếu như vết rách nhỏ hoặc tổn thương thoái hoá sụn chêm thì có thể không cần mổ mà điều trị bảo tổn. Với các phương pháp như: chườm lạnh ngay sau chấn thương, bó gối bằng nẹp, uống thuốc giảm đau kháng viêm, tập các bài tập vật lí trị liệu để PHCN đầu gối. Cộng với theo dõi điều trị thường xuyên với Bác sĩ chuyên về dây chằng. Sau thời gian từ 3 – 4 tuần thì có thể hồi phục đầu gối về như bình thường.

Đối với các vết rách lớn như rách sụn chêm kiểu quai xách, rách sừng sau sụn chêm tại vị trí bám vào mâm chày ( rễ, hay gốc sụn chêm) của sụn chêm ngoài, rách kiểu Horizontal. Thì nên kết hợp với triệu chứng lâm sàng. Cũng như đánh giá tuổi tác của bệnh nhân. Mức độ hoạt động để cân nhắc chỉ định mổ cho bệnh nhân.

Rách sừng sau sụn chêm ngoài thì có cần mổ không

Đối với trường hợp trên của con chị. Hiện BS chưa biết tuổi của bé trong giai đoạn nào. Nếu như bé dưới 15 tuổi thì có thể chưa cần phẫu thuật. Chờ cho sụn chêm tự lành.

Bé trên 15 tuổi nếu rách sụn chêm ở sừng sau tại vị trí rễ sụn chêm hoặc vết rách sụn chêm lớn thì nên phẫu thuật. Vì ở bệnh nhân trẻ tuổi thì thời gian cần thiết phải sinh hoạt vận động là rất dài. Nhu cầu hoạt động như đi lại, chạy nhảy, hay chơi thể thao rất lớn. Bệnh nhân ở độ tuổi từ 18 đến 50 tuổi vẫn nên mổ nếu như có triệu chứng đau, còn nhu cầu đi lại và làm việc.

Việc của chị cần làm là hãy gửi hình ảnh MRI tới trực tiếp cho Bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem mức độ vết rách trên phim và tư vấn thêm cho chị và sẽ có hướng điều trị cho bé. Thông thường kết quả MRI sẽ chỉ ghi nhận có rách hoặc dập sụn chêm hay không. Thường ít khi mô tả được mức độ rách và kích thước vết rách. Nên việc khám và điều trị bởi Bác sĩ chuyên về sụn chêm và dây chằng là cần thiết.

Ở bệnh nhân lớn tuổi (>65 tuổi), nhu cầu lao động và làm việc còn ít. Không có triệu chứng đau đầu gối thì có thể phẫu thuật hoặc không. Tuỳ vào nhu cầu và mong muốn của mỗi bệnh nhân.

Ở bệnh nhân lớn tuổi và nhiều bệnh lý nền nặng như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gan, thận. Thì việc phẫu thuật là không cần thiết. Vì khi mổ lúc này bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ rất lớn với các vấn đề bệnh lý nền. Có nguy cơ xảy ra biến chứng nặng trong khi phẫu thuật hay sau phẫu thuật. Vậy đối với nhóm bệnh nhân này rách sừng sau sụn chêm ngoài không cần thiết phẫu thuật. Có thể điều trị bằng các phương pháp giống như ở trên: chườm lạnh ngay sau chấn thương, bó gối bằng nẹp, uống thuốc giảm đau kháng viêm, tập các bài tập vật lí trị liệu để PHCN đầu gối.

Nếu mổ rách sụn chêm ngoài thì BS sẽ làm gì

Tuỳ vào mức độ rách, vết rách lớn hay nhỏ mà Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân. Thông thường có 2 phương pháp chính là cắt lọc tạo hình sụn chêmkhâu sụn chêm. Tất cả đều được thực hiện qua phẫu thuật nội soi đầu gối. Nếu như vết rách sừng sau sụn chêm ngoài không tổn thương đến phần rễ, nơi bám của sụn chêm ngoài vào xương chày, cộng với vết rách nhỏ, nằm ngoài rìa thì sụn chêm sẽ được cắt lọc, tạo hình. Mục đích làm cho sụn chêm không còn bị tưa rách. Phần rách sẽ được làm mới bằng dao đốt điện. Từ đó giúp vết rách lành lại và không còn đau khi di chuyển nữa.

Đối với vết rách lớn, nhất là kiểu rách dạng quai xách ( bucket handle), dạng horizontal, hay rách gần rễ sụn chêm thì việc phẫu thuật khâu sụn chêm sẽ được thực hiện.

Bạn đọc có thể xem thêm chi tiết chi phí mổ rách sụn chêm tại đây

Nhận đọc phim MRI đầu gối và tư vấn rách sụn chêm hoàn toàn MIỄN PHÍ

Với kinh nghiệm + 1000 ca mỗi năm. BS CKI Lê Văn Quỳnh nhận tư vấn MIỄN PHÍ cho bệnh nhân toàn quốc. Bạn đọc có thể gửi hình trực tiếp qua số zalo Hotline và hãy mô tả 1 vài triệu chứng gặp phải. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Hoặc bạn có thể nhận được tư vấn trực tiếp từ BS bằng cách mang phim MRI tới BV Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn để được khám và tư vấn

Mổ rách sụn chêm ở đâu tốt và nhanh hồi phục

BS CKI Lê Văn Quỳnh là chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi tái tạo đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm đầu gối. Bạn có thể tìm trên Google với từ khoá:
Bác sĩ mổ dây chằng giỏi TPHCM
Hình ảnh BS CKI Lê Văn Quỳnh và ekip mổ dây chằng
Hình ảnh BS CKI Lê Văn Quỳnh và các bệnh nhân cũ
  • Hàng ngàn bệnh nhân đã tin tưởng và phẫu thuật cùng BS tại
  • Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
  • Chấp nhận thanh toán với nhiều loại bảo hiểm khác nhau
  • BHYT chi trả 80 đến 100% chi phí mổ sụn chêm
  • Có thể sử dụng Bảo hiểm công ty, Bảo hiểm bảo lãnh
  • Nhận tư vấn và báo giá trực tiếp từ Bác sĩ
  • Bác sĩ đón tiếp tận tình. Chăm sóc dặn dò chu đáo từ khi nhập viện tới khi hồi phục
  • Tư vấn và theo dõi thường xuyên liên tục sau mổ lâu dài đến khi khỏi bệnh
  • + 1000 ca mổ mỗi năm
  • 🌟🌟🌟🌟🌟 đánh giá 5 sao từ tất cả các bệnh nhân cũ
  • Với phương châm " MỔ RÁCH SỤN CHÊM PHỤC HỒI NHANH - ĐI LẠI SỚM "
  • Nhận tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ qua số Hotline ONLINE 24/7 qua số zalo

Rách sụn chêm có đá bóng được không

Rách sụn chêm là một trong những biến chứng dễ gặp phải trong chấn thương đầu gối khi chơi đá bóng. Thật không may nếu như gặp phải tình huống này. Vậy liệu bạn có đang thắc mắc rằng: Rách sụn chêm có đá bóng lại được không? Sau mổ sụn chêm thì có thể đá bóng tiếp được không? Hãy cùng BS CKI Lê Văn Quỳnh chuyên mổ dây chằng giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Cần làm gì khi bị chấn thương đầu gối rách sụn chêm

Sụn chêm là bộ phận giúp giảm lực truyền từ cơ thể xuống 2 chân khi chạy nhảy và vận động. Đặc biệt quan trọng đối với các vận động viên chuyên nghiệp, các cầu thủ đá bóng. Và cả những người bình thường yêu thích thể thao. Nó quan trọng như vậy nhưng lại rất dễ bị tổn thương khi tham gia thi đấu thể thao, chơi đá bóng nếu như không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng kiến thức thể thao.

Để tránh các chấn thương đầu gối rách sụn chêm khi chơi thể thao. Bạn nên có kiến thức sau khi tham gia đá bóng:

  • Khởi động thật kĩ trước khi thi đấu
  • Hạn chế các chấn thương va chạm không cần thiết trong lúc chơi
  • Cần biết các phương án sơ cứu cơ bản. Nhất là sơ cứu chấn thương đầu gối.

Nếu như không may mắn bị chấn thương đầu gối. Bạn có thể không biết ngay được tất cả các tổn thương đang có trong khớp gối. Việc đầu tiên cần làm là giữ nguyên tư thế khi bị chấn thương nếu như có di lệch đầu gối.

Nếu không có di lệch đầu gối mà có sưng nề hay đau nhức trong đầu gối thì ngay sau chấn thương cần chườm đá và băng ép đầu gối bằng băng thun.

Và tới cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất có thể để được chẩn đoán và xử trí sớm các tổn thương đầu gối.

Rách sụn chêm chỉ là một trong các biến chứng của chấn thương đầu gối. Ngoài rách sụn chêm còn thường gặp các chấn thương khác như đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau, trật khớp gối, đứt dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, dây chằng chè đùi,…vân vân.

Rách sụn chêm có đá bóng lại được không?

Nếu như bị rách sụn chêm thì tuỳ vào mức độ tổn thương mà có hướng xử trí khác nhau. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân vẫn hoàn toàn có thể quay trở lại đá bóng được sau khi phục hồi. Bạn có thể xem thêm các giải đáp chi tiết tại đây: Rách sụn chêm đầu gối bao lâu thì khỏi – Có tự lành không

Nếu như các tổn thương trên sụn chêm nhỏ thì thường từ 3 đến 4 tuần nghỉ ngơi, chườm đá đầu gối và tập luyện chân thì bạn đã có thể hoạt động trở lại và chơi thể thao lại.

Các tổn thương lớn hay đau nhức kéo dài sau chấn thương đầu gối. Cần được khám và đánh giá, theo dõi bởi Bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ cần chụp MRI hoặc thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác để thấy được đúng và đủ hết các tổn thương.

Sau phẫu thuật sụn chêm đá bóng tiếp được không

Nếu bạn cần phải phẫu thuật thì tuỳ vào phương pháp phẫu thuật là gì mà thời gian lành sụn chêm lại cũng khác nhau. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật chính là cắt lọc tạo hình sụn chêmkhâu sụn chêm.

  • Đối với phương pháp cắt lọc tạo hình sụn chêm thì sụn tổn thương càng lớn thì thời gian hồi phục quay trở lại đá bóng hay chơi thể thao càng lâu. Trung bình từ 1 đến 6 tháng.
  • Đối với khâu sụn chêm thì tốt nhất chỉ nên chơi đá bóng lại sau ít nhất 3 tháng. Khi sụn chêm đã lành hẳn và không còn triệu chứng đau

Nếu đã phẫu thuật thì trong thời gian hồi phục không nên chơi thể thao lại sớm khi chưa có ý kiến từ Bác sĩ chuyên gia. Có thể tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng ít chịu lực tác động lên đầu gối ví dụ như bơi lội.

ĐỪNG BỎ LỠ: Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục

Thời gian quay trở lại chơi thể thao sau rách sụn chêm

Như vậy nếu như bị rách sụn chêm thì thời gian quay trở lại chơi thể thao đối với đá bóng là từ 3 tuần cho đến 6 tháng. Phụ thuộc vào mức độ tổn thương sụn chêm và phương pháp điều trị được chọn.

Còn đối với các môn thể thao khác như bơi lội hay các môn thể thao nhẹ nhàng mà không có tính đối kháng khác. Bạn hoàn toàn có thể quay trở lại sớm, kể cả khi bạn phải phẫu thuật sụn chêm.

Cần lưu ý không có thời gian cụ thể cho mọi người. Mỗi người là một cá nhân riêng biệt. Việc chẩn đoán và điều trị tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mỗi người khác nhau. Bệnh nhân hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp với BS điều trị của mình để biết được tình trạng của mình. Và khả năng có thể quay trở lại thể thao hay không. Và khi nào thì có thể chơi lại được.

Trung tâm phẫu thuật và điều trị sụn chêm uy tín tại TPHCM

Với kinh nghiệm điều trị 8 năm + 1000 ca rách sụn chêm và đứt dây chằng chéo trước Bác sĩ Lê Văn Quỳnh hiện đang làm việc tại BV Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn. BS chuyên mổ dây chằng và điều trị sụn chêm uy tín tại TPHCM.

Nếu muốn điều trị phục hồi sớm rách sụn chêm để có thể quay lại đá bóng được. Thì đừng quên liên hệ trực tiếp với Bác sĩ qua số Hotline.

Bạn có thể nhận tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ 24/7 qua số zalo. Đừng quên để lại thông tin liên hệ trên website nhé!

Mổ rách sụn chêm ở đâu tốt và nhanh hồi phục

BS CKI Lê Văn Quỳnh là chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi tái tạo đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm đầu gối. Bạn có thể tìm trên Google với từ khoá:
Bác sĩ mổ dây chằng giỏi TPHCM
Hình ảnh BS CKI Lê Văn Quỳnh và ekip mổ dây chằng
Hình ảnh BS CKI Lê Văn Quỳnh và các bệnh nhân cũ
  • Hàng ngàn bệnh nhân đã tin tưởng và phẫu thuật cùng BS tại
  • Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
  • Chấp nhận thanh toán với nhiều loại bảo hiểm khác nhau
  • BHYT chi trả 80 đến 100% chi phí mổ sụn chêm
  • Có thể sử dụng Bảo hiểm công ty, Bảo hiểm bảo lãnh
  • Nhận tư vấn và báo giá trực tiếp từ Bác sĩ
  • Bác sĩ đón tiếp tận tình. Chăm sóc dặn dò chu đáo từ khi nhập viện tới khi hồi phục
  • Tư vấn và theo dõi thường xuyên liên tục sau mổ lâu dài đến khi khỏi bệnh
  • + 1000 ca mổ mỗi năm
  • 🌟🌟🌟🌟🌟 đánh giá 5 sao từ tất cả các bệnh nhân cũ
  • Với phương châm " MỔ RÁCH SỤN CHÊM PHỤC HỒI NHANH - ĐI LẠI SỚM "
  • Nhận tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ qua số Hotline ONLINE 24/7 qua số zalo

 

Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục ❗ bao lâu đi được

Rách sụn chêm là chấn thương thường gặp ở đầu gối. Điều trị phẫu thuật nội soi là phương pháp tiên tiến và tốt nhất hiện nay đối với các tổn thương sụn chêm nặng. Vậy mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục – Khi nào có thể đi được?

Để có thể trả lời cho bạn câu hỏi này Bác sĩ Chuyên Khoa Lê Văn Quỳnh xin thông tin thêm cho bạn về các loại tổn thương rách sụn chêm thường gặp như sau:

Các kiểu rách sụn chêm có thể gặp

Sụn chêm là cơ quan có vai trò giúp giảm lực truyền từ cơ thể xuống 2 chân. Nó giống như bộ giảm sóc giúp cho đầu gối khi vận động được trơn tru. Nếu như nó không hoạt động hiệu quả sẽ gây đau nhức đầu gối. Có rất nhiều kiểu rách có thể gặp. Có thể tóm tắt bằng hình ảnh dưới đây.

các dạng rách sụn chêm
các dạng rách sụn chêm

BS xin để nguyên tên tiếng Anh để có thể dễ phân biệt các loại rách này. Trên đây là hình mô phỏng các đường rách sụn chêm. Lí do cần xem hình này trước khi có thể trả lời câu hỏi mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục – Khi nào có thể đi được? Vì mỗi kiểu rách sẽ có một cách điều trị khác nhau và thời gian hồi phục, cũng như cách tập luyện sau mổ khác nhau.

Như vậy ở hình trên đây ta có thể thấy các kiểu rách cơ bản như sau:

  • Hình đầu tiên bên trái của bạn là hình sụn chêm bình thường
  • Rách ngang ( horizontal tear)
  • Rách dọc ( Longgitudinal tear)
  • Rách ngang kiểu Radial ( Radial tear)
  • Rách kiểu quai xách ( Bucket handle tear)
  • Rách kiểu tạo vạt tự do ( flap tear)
  • Rách kiểu thoái hoá ( degenerative tear)

Chỉ định mổ rách sụn chêm

các dạng rách sụn chêm
Rách ở những vị trí tính từ trái qua phải 2/3 rất dễ lành

Đối với các loại rách trên thì những chỗ rách nằm ở 2/3 trong ( đường nét đứt ) thì rất dễ lành vì có lượng máu nuôi phong phú. Những vết rách sụn chêm nhỏ có thể không cần điều trị gì. Tất nhiên là việc này cần được đánh giá trong lúc mổ nội soi đầu gối chứ không phải dựa vào hình ảnh MRI

Đối với loại rách ngang, rách dọc lớn, rách quai xách, rách có vạt tự do. Nếu như đã thấy được trên MRI thì bệnh nhân nên tới gặp Bác sĩ chuyên khoa để mổ nội soi. Đánh giá chính xác vết rách và có phương án xử lí vết rách thích hợp

Bệnh nhân lớn tuổi thì thường gặp kiểu rách thoái hoá. Hình ảnh bờ sụn chêm nham nhở, tưa lổn nhổn, không còn mềm mại và trơn nhẵn như ban đầu. Thường gặp ở người lớn tuổi hoặc ở bệnh nhân chấn thương đầu gối lâu ngày. Những tổn thương này nếu không xử trí sớm thì dễ dẫn đến hư hại hoàn toàn sụn chêm. Dẫn đến hư hại hết khớp gối và tổn thương không hồi phục khớp gối.

Các vết rách sụn chêm Bác sĩ có thể thực hiện khâu hoặc cắt lọc tạo hình sụn chêm là 2 phương pháp chính đối với việc điều trị mổ sụn chêm. Tuỳ thuộc vào tuổi, mức độ đau đầu gối, nhu cầu đi lại, lao động của bệnh nhân, các bệnh lý kèm theo. Mà Bác sĩ sẽ quyết định phương án là khâu sụn chêm hay cắt bỏ sụn chêm

Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục

Bệnh nhân lớn tuổi nhiều bệnh nền nặng, không còn lao động, ít vận động chân nhiều như vận động viên. Bác sĩ có thường ưu tiên phương án cắt lọc tạo hình sụn chêm. Vì phương pháp này dễ thực hiện. Thời gian mổ ngắn. Ít xâm lấn. Bệnh nhân nhanh hồi phục. Mục đích chính ở nhóm bệnh nhân này là giảm đau để có thể đi lại và sinh hoạt đơn giản được. Không còn có nhu cầu vận động mạnh như thể dục thể thao. Phương pháp này có thể áp dụng cho loại rách thoái hoá, rách ngang, rách dọc hoặc có thể cả kiểu rách quai xách.

  • Bệnh nhân sau mổ đã có thể quay trở lại sinh hoạt ngay, đi lại sớm, tập vận động phục hồi chức năng ngay sau mổ. Sụn chêm lúc này được tạo hình tốt, không mất thời gian lâu để lành giống như mổ khâu sụn chêm.
  • Sau 1 tuần bệnh nhân đã có thể hết đau hoàn toàn và không cần đi nạng hay mang nẹp. Sau 2 tuần có thể chạy được bình thường.

Bệnh nhân trẻ tuổi, còn lao động, với kiểu rách quai xách hay rách horizontal hoặc rách dọc lớn, rách ngang lớn. Phương án điều trị tốt nhất và tối ưu nhất là khâu và có thể kết hợp cắt tạo hình sụn chêm. Tất nhiên chi phí cho loại mổ này không hề nhỏ. Bạn có thể xem chi tiết chi phí mổ rách sụn chêm tại đây.

Với phương pháp khâu này thì cần thời gian hồi phục lâu hơn. Thường thì sau mổ cần đến 3 đến 4 tuần mang nẹp đầu gối và không chịu lực mạnh chân đau, để sụn chêm có thời gian lành hoàn toàn.

Sau mổ cần chú ý tái khám và theo dõi định kỳ theo lịch hẹn vì mỗi giai đoạn Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các bài tập đầu gối khác nhau cho phù hợp. Bạn không nên giữ đầu gối băng nẹp quá lâu hoặc ít vận động đầu gối. Hoặc thậm chí bất động gối luôn. Điều đó sẽ gây cứng khớp gối. Các bài tập phù hợp sẽ giúp cho sụn chêm nhanh lành hơn. Do lượng máu lưu thông sẽ tốt hơn nếu như bạn vận động đầu gối một cách phù hợp.

Khi nào thì sau mổ có thể đi lại được

Nếu như không mổ thì bạn có thể xem chi tiết tại đây: Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi? Có tự lành không

Còn nếu như đã mổ thì như trên Bác sĩ đã nói. Bạn hoàn toàn có thể đứng xuống đi lại bình thường ngay sau mổ đối với các dạng rách do thoái hoá được phẫu thuật cắt tạo hình. Còn đối với kiểu rách mà cần khâu sụn chêm thì sau mổ bạn có thể đi lại với nạng trong 1 đến 2 tuần đầu. Chống chân lành, và co chân đau lên. Chỉ nhón nhẹ các đầu ngón chân đau xuống. Nếu như đau nhiều thì co lên lại và không đau thì bạn có thể dẫm mạnh chân xuống tập đi từ từ. Nhưng nên chú ý trong 3 tuần đầu không chống mạnh chân xuống. Nên tránh các động tác như: nhảy hay dẫm mạnh chân xuống đất.

Sau mổ nếu như không còn đau nhức thì nên tái khám ngay sau 7 ngày đầu để Bác sĩ đánh giá tình trạng gối sau mổ. Nếu như sau đó ổn định có thể không cần uống thuốc tiếp mà quay trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường. Nhưng vẫn nên đi lại tái khám ít nhất là 6 tháng 1 lần đề Bác sĩ khám và đánh giá tình trạng thoái hoá khớp sớm. Nhất là khi có các triệu chứng như: đau buốt, mỏi khớp gối vào ban đêm. Đây là các dấu hiệu thoái hoá khớp sớm cần chú ý. Việc điều trị và phát hiện sớm, uống thuốc sẽ rất có ý nghĩa làm chậm quá trình thoái hoá khớp

Mổ rách sụn chêm ở đâu tốt và nhanh hồi phục

BS CKI Lê Văn Quỳnh là chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi tái tạo đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm đầu gối. Bạn có thể tìm trên Google với từ khoá:

Bác sĩ mổ dây chằng giỏi TPHCM

Hình ảnh BS CKI Lê Văn Quỳnh và ekip mổ dây chằng
Hình ảnh BS CKI Lê Văn Quỳnh và các bệnh nhân cũ
  • Hàng ngàn bệnh nhân đã tin tưởng và phẫu thuật cùng BS tại
  • Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn
  • Chấp nhận thanh toán với nhiều loại bảo hiểm khác nhau
  • BHYT chi trả 80 đến 100% chi phí mổ sụn chêm
  • Có thể sử dụng Bảo hiểm công ty, Bảo hiểm bảo lãnh
  • Nhận tư vấn và báo giá trực tiếp từ Bác sĩ
  • Bác sĩ đón tiếp tận tình. Chăm sóc dặn dò chu đáo từ khi nhập viện tới khi hồi phục
  • Tư vấn và theo dõi thường xuyên liên tục sau mổ lâu dài đến khi khỏi bệnh
  • + 1000 ca mổ mỗi năm
  • 🌟🌟🌟🌟🌟 đánh giá 5 sao từ tất cả các bệnh nhân cũ
  • Với phương châm ” MỔ RÁCH SỤN CHÊM PHỤC HỒI NHANH – ĐI LẠI SỚM
  • Nhận tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ qua số Hotline ONLINE 24/7 qua số zalo

Rách Sụn Chêm Đầu Gối Bao Lâu Thì Khỏi ⚡️ Có tự lành không

Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi

Sụn chêm là một bộ phận cực kì quan trọng ở khớp gối. Nó nâng đỡ và làm giảm lực truyền của toàn bộ cơ thể xuống 2 chân. Tổn thương rách sụn chêm đầu gối sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển. Dấu hiệu rách sụn chêm khớp gối thường thấy là: đau ở khớp gối khi di chuyển, lục cục trong khớp gối,  đau khi gấp duỗi gối… Cùng Bác sĩ Quỳnh tìm hiểu bài viết dưới đây với nội dung chính:

⭐ Sụn chêm khớp gối là gì? Sụn chêm có vài trò gì ở khớp gối? ⭕ Rách sụn chêm đầu gối bao lâu thì khỏi
❗ Các phương pháp điều trị sụn chêm bị rách ❤️ Sụn chêm rách có tự lành không

Sụn chêm khớp gối là gì? Sụn chêm có vai trò gì ở khớp gối

Sụn chêm khớp gối là bộ phận giúp giảm áp trọng lực truyền từ toàn bộ cơ thể xuống 2 chân khi đứng và di chuyển. Trọng lực của toàn bộ cơ thể rất lớn nên nếu lực này truyền toàn bộ xuống 2 chân thì ảnh hưởng rất lớn đến chi dưới. Cùng nhìn vào hình ảnh dưới đây để dễ hình dung về vai trò của sụn chêm ở khớp gối là thế nào.

Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi
Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi

Sụn chêm tiếng anh là menicus bao gồm sụn chêm trong ( medial menicus) và sụn chêm ngoài ( lateral menicus). Chúng giống như bộ phận giảm xóc của khớp gối. Vai trò chính là giảm lực truyền từ đầu dưới xương đùi xuống xương cẳng chân. Mỗi đầu gối có 2 sụn chêm như hình trên. Giải phẫu bình thường của sụn chêm có hình chữ C.

Rách sụn chêm đầu gối bao lâu thì khỏi

Tổn thương sụn chêm bao lâu thì khỏi tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây rách của sụn chêm. Mức độ tổn thương của sụn chêm và cách thức điều trị tổn thương rách đó. Từ đó xác định thời gian cần điều trị là bao lâu.

Rách sụn chêm khớp gối do đâu?

Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương đầu gối. Các nguyên nhân ít gặp hơn như do thoái hoá. Đặc điểm ở chấn thương cấp tính thì thường gây rách sụn chêm ngoài hơn là sụn chêm trong. Còn ở người lớn tuổi thì thường rách sụn chêm trong. Ở vị trí sừng sau sụn chêm trong.

Rách do chấn thương thường có liên quan chặt chẽ với đứt dây chằng chằng chéo trước. Rách sụn chêm ngoài thường đi kèm với đứt dây chằng chéo trước

Rách sụn phân loại thành các mức độ nào

Phân loại rách sụn chêm dựa vào:

  1. Vị trí của vết rách so với khớp gối: ở phía trước, giữa, hay phía sau, hay ở vị trí rễ của sụn chêm.
  2. Vị trí tại sụn chêm: rách ở vùng đỏ ( 1/3 ngoài sụn chêm, thường có mạch máu nuôi), vùng đỏ – trắng ( 1/3 giữa) hay ở vùng trắng ( vùng vô mạch, 1/3 trong)
  3. Kích thước vết rách
  4. Kiểu rách của sụn chêm: đường rách dọc, rách ngang, hay rách chéo, rách tại rễ sụn chêm. Đường rách nằm ngang thường gặp ở người lớn tuổi rách do thoái hoá. Có thể liên quan đến nang sụn chêm. Vết rách dọc thường gặp, và thường liên quan đến tổn thương dây chằng chéo trước. Chỉ sửa chữa nếu vết rách ở ngoại biên. Vết rách chéo có thể gây khoá khớp, bệnh nhân không vận động khớp được.
    Vết rách ở rễ là tổn thương nguy hiểm nhất. Có thể phải cắt bỏ toàn phần sụn chêm
Rách sụn chêm có tự lành không
Rách sụn chêm có tự lành không

Các phương pháp điều trị rách sụn chêm

Điều trị có thể phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Nếu phẫu thuật thì có thể sửa chữa như khâu vết rách hay cắt bỏ sụn chêm. Tuỳ thuộc vào vết rách ở vị trí nào, có rách gần rễ sụn chêm hay không. Triệu chứng của bệnh nhân và nhu cầu đi lại của bệnh nhân.

Triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu gối ở phía bên trong hay bên ngoài. Triệu chứng khoá khớp hay nghe tiếng “bụp”, đặc biệt là khi bệnh nhân ngồi xổm. Triệu chứng khác có thể gặp là sưng khớp gối từng đợt và diễn tiến từ từ.

⭕ Rách sụn chêm điều trị không phẫu thuật: thời gian khỏi từ 6-8 tuần

Là lựa chọn đầu tiên cho trường hợp bệnh nhân lớn tuổi rách do thoái hoá. Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng viêm giảm đau và tập vật lí trị liệu. Sau thời gian này bệnh nhân nếu khỏi có thể sinh hoạt lại bình thường. Nếu lâu hơn khoảng thời gian này mà vẫn còn đau thì có thể được cân nhắc phẫu thuật.

Hoặc tình huống bệnh nhân muốn hồi phục sớm vẫn có thể được phẫu thuật ngay. Nhưng ưu tiên bao giờ thì cũng lựa chọn phương pháp ít xâm lấn nhất là theo dõi trong khoảng thời gian này.

⭕ Nếu mổ rách sụn chêm thời gian hồi phục sẽ lâu hơn

Phẫu thuật sụn chêm có thể thực hiện bằng cách khâu phần sụn chêm bị rách, hoặc cắt 1 phần sụn chêm hoặc ghép sụn hay cắt toàn bộ sụn chêm.

Đối với các phẫu thuật khâu sụn chêm hay cắt 1 phần sụn chêm bệnh nhân hoàn toàn có thể quay trở lại tập vật lý trị liệu ngay sau mổ. Và có thể lấy lại chức năng hoàn toàn sau 3 tháng.

Phẫu thuật ghép sụn chêm thì có thể khỏi chơi thể thao được sau 6 đến 9 tháng. Tuy nhiên mảnh ghép cần thời gian lâu hơn để lành hoàn toàn từ 8 đến 12 tháng. Để xác định chính xác bao lâu trong khoảng từ 6 đến 9 tháng và bao lâu có thể chơi thể thao thì cần sự theo dõi chặt chẽ bởi Bác sĩ và tái khám thường xuyên.

Bao giờ bệnh nhân cũng cần được theo dõi trong thời gian là 10 năm. Vì các nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn đã cho thấy trong 10 năm có tỉ lệ bệnh nhân vẫn bị đau kéo dài và có những tổn thương thoái hoá khớp gối khi chụp Xquang theo dõi. Để tránh bỏ sót các tổn thương này thì việc theo dõi lâu như vậy là cần thiết.

Đối với bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ sụn chêm rách ở các nghiên cứu lớn cho thấy. Tỉ lệ có 20% số bệnh nhân tổn thương khớp đáng kể và có tới 70% có biến đổi thoái hoá khớp trên Xquang sau 3 năm theo dõi.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi: Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi ? BS sẽ rất khó có câu trả lời chính xác cho mọi bệnh nhân. Vì mỗi bệnh nhân có 1 bệnh cảnh khác nhau, mỗi người có một tình trạng khác nhau. Để biết chính xác hãy thông tin tình trạng chi tiết của bạn xuống phía dưới phần bình luận. Bác sĩ sẽ trả lời tất cả các câu hỏi cho bạn. Bạn cần cung cấp các thông tin sau: Bệnh nhân nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, bị chấn thương hay không. Kết quả MRI khớp gối mô tả như thế nào về tình trạng sụn chêm. Các tổn thương đi kèm trong khớp gối như có bị đứt dây chằng chéo trước chéo sau kèm theo hay không. Đã được khám và điều trị ở đâu hay chưa và đã được xử trí gì chưa.

⭕ Rách sụn chêm liệu có tự lành được không ? Thời gian lành bao lâu

Sụn chêm rách vẫn có thể tự lành được nếu như tổn thương mức độ nhẹ, đường rách nhỏ. Đặc biệt như trong trường hợp người lớn tuổi đã nói ở trên. Các tổn thương rách thường lành sau khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần.

Tuỳ thuộc vào vị trí sụn chêm bị rách mà biết được nó có dễ lành hay không. Nếu có các vết rách ở vị trí 1/3 trong ( vùng trắng) thì không lành được vì vùng này là vùng không có máu nuôi. Các vùng ở 1/3 ngoài có nhiều mạch máu nuôi thì dễ lành hơn.

Còn đa số với các vết rách sụn chêm mà có tổn thương ở rễ sụn thì cần phải phẫu thuật. Đối với những bệnh nhân này thời gian lành kéo dài hơn. Và phải theo dõi sau mổ có thể lên tới 10 năm sau. Vì kể cả khi sụn chêm lành rồi thì các tổn thương khác như thoái hoá khớp gối mới bắt đầu tiến triển.

Để sụn chêm rách lành tốt thì việc theo dõi và tái khám thường xuyên là cần thiết.

➤ Nhận khám và tư vấn Rách sụn chêm hoàn toàn MIỄN PHÍ

Quý bệnh nhân nếu như đang gặp phải tình trạng hư hại, rách, tổn thương sụn chêm. Có thể gửi phim MRI rách sụn chêm qua số zalo Hotline cho Bác sĩ để nhận tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ

Để nhận được tư vấn chính xác quý vị nên gửi cho Bác sĩ các dấu hiệu rách sụn chêm mà quý vị đang gặp phải: đau nhức đầu gối, đi lại khó khăn, mỏi gối, đau buốt khi thay đổi thời tiết…vân vân. Hãy nêu các triệu chứng này khơi phát từ khi nào. Ngay sau chấn thương hay một thời gian nào cụ thể. Có tiền sử chấn thương trước đây liên quan đến cơn đau hay không. Đã chụp phim MRI bao nhiêu lần và thời gian chụp khi nào. Lần chụp gần nhất là ở đâu và cách đây bao lâu. Đã uống thuốc hay điều trị gì chưa và các triệu chứng có cải thiện hay diễn tiến như thế nào. Để Bác sĩ chuyên đầu gối tư vấn chính xác nhất cho bạn

Ngoài ra bạn có thể trực tiếp tới BV Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn để được Bác sĩ khám và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Một lần khám tư vấn  bởi  BS chuyên khoa bằng 10 lần hỏi Google

 

BS tư vấn MIỄN PHÍ