Hiện nay, đau khớp cổ tay là tình trạng thường thấy ở cả người trẻ tuổi, trung niên và người già. Đau khớp cổ tay làm người bệnh cảm tấy ê buốt, đau mỏi và khó hoạt động cổ tay được bình thường. Bởi vậy, mọi người đang rất quan tâm tới các bài tập chữa đau khớp cổ tay. Bên cạnh đó, người bệnh nếu không dùng tới phương pháp bài tập chữa đau thì có dẫn đến di chứng nghiêm trọng? Đừng bõ lỡ thông tin bổ ích qua bài viết sau, được tư vấn chuyên môn bởi DrQuynhTM.

Bài tập chữa đau khớp cổ tay là gì? Đau khớp cổ tay có biến chứng không?

Đau khớp cổ tay là tình trạng mà các phần xương sụn, dây thần kinh tay và dây chằng,.. bị tổn thương. Điều này làm phần mô mềm xung quanh tay bị tác động mạnh. Gây ra triệu chứng ê buốt, nhức mỏi, sưng phù nề ở cổ tay. Ngoài ra, theo tìm hiểu, bệnh này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Nếu không có phương pháp đúng đắn sẽ dẫn đến hậu quả xấu.

Nguyên nhân gây nên ngoài việc không dùng bài tập chữa đau khớp cổ tay

Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản gây nên viêm khớp cổ tay nhất:

  • Chấn thương: Khi chúng ta bị chấn thương nặng hoặc nhẹ từ yếu tố bên ngoài vào cổ tay. Các mô bên trong bị ảnh hưởng và làm cổ tay sưng phù.
  • Thoái khớp: Sau một thời gian phù nề, cổ tay mất dần cảm giác mạnh. Dây chằng không còn đàn hồi. Da khô và có hiện tượng bong tróc, nứt nẻ nặng. Cổ tay khó cử động như bình thường được.
  • Rối loạn chuyển hóa: Nguyên nhân quan trọng nhất là bệnh nhân mắc bệnh Gout lâu năm. Không chữa trị đầy đủ làm ảnh hưởng tới khớp sụn cổ tay. Cơn đau sẽ kéo đến nhanh và ê buột dài. Không thể cử động bình thường được.

Triệu chứng thường thấy khi bị viêm khớp cổ tay bạn nên biết

  • Đau khớp: Xuất hiện cơn ê buốt, đau nhói ở cổ tay. Hiện tượng này kéo dài.
  • Cứng khớp: Bệnh nhân không thể cử động tay như bình thường. Khó khăn trong việc cầm, nắm vật khác.
  • Sưng tấy: Khi bị một thời gian ngắn, phần cổ tay sẽ mẩn đỏ và sưng tấy. Phần tay sẽ phù to lên.

Đối tượng dễ mắc viêm khớp cổ tay nhất

  • Người cao tuổi: Ở độ tuổi lớn, bệnh nhân có các dây chằng yếu và ít đàn hồi hơn so với người trẻ tuổi. Ngoài ra, người già ít vận động và dễ bị tác động mạnh từ môi trường lên cổ tay. Gây ra đau cổ tay mãn tính.
  • Vận động viên chuyên nghiệp: Trước khi tham gia hoạt động mạnh, họ không khởi động đúng cách. Dẫn đến cổ tay hoạt động đột ngột.

Bài tập chữa đau khớp cổ tay có làm giảm biến chứng

Nếu không quan sát kỹ, phát hiện và chữa trị kịp thời, đau khớp cổ tay sẽ dẫn đến biến chứng khó lường.

  • Phần sụn khớp sau một thời gian sẽ bị bào mòn. Các khe ở khớp cổ tay sẽ dần dần bị thu hẹp khoảng cách. Tệ hơn là dính lấy nhau.
  • Rối loạn chuyển hóa làm người bệnh sẽ bị thêm căn bệnh khác do di chứng đau khớp cổ tay. Như: Sỏi thận, Gout,…

Bài tập chữa đau khớp cổ tay tốt nhất hiện nay

Hiện nay, người bị đau khớp cổ tay cần có quy trình chữa trị tại nhà rõ ràng. Được chăm sóc và giúp đỡ từ người khác trong hoạt động nặng. Ngoài việc bổ sung nguồn thức ăn dinh dưỡng thì cần có bài tập vật lý giúp tay nhanh hết đau.

  • Uốn ngón tay mỗi ngày: Đặt lòng bàn tay trái và lòng bàn tay phải lại với nhau. Đan ngón tay phải vào khe hở của bàn tay trái. Hãy giữ nguyên trạng thái tay này trong vòng 3 giây. Sau đó duỗi thẳng ngón tay ra. Lặp lại 20 lần mỗi ngày.
  • Nắm bàn tay: Mở lòng bàn tay ra. Sau đó nắm bàn tay lại thành hình nắm đấm. Nắm chặt tay trong vòng 5 giây. Sau đó dãn tay ra 5 giây. Lặp lại động tác này 20 lần mỗi ngày.
  • Căng cổ tay: Dùng bàn tay trái nắm lấy bàn tay phải. Di chuyển cổ tay ra trước và sau. Mỗi lần giữ nguyên 4 giây. Lặp lại 20 lần mỗi ngày.
  • Nâng ngón tay:  Đặt bàn tay trái xuống mặt bàn. Lấy bàn tay phải nâng từng ngón tay lên. Làm như vậy với từng ngón tay. Mỗi lần giữ 4 giây. Lặp lại 5 lượt mỗi ngày.

Như vậy, thực hiện bài tập chữa đau cổ tay rất dễ áp dụng. Mọi người muốn có một cổ tay chắc khỏe thì hãy nên áp dụng bài tập chúng tôi hướng dẫn ở trên ngay nhé. Chúc mọi người sẽ phục hồi cổ tay về trạng thái ban đầu. Bài viết trên đã được tư vấn bởi DrquynhTM .Mọi câu hỏi xin hãy bình luận ở dưới bài viết. Chúng tối sẽ nhanh chóng phản hồi thắc mắc của quý vị.

 

 

 

5/5 - (1 bệnh nhân đã mổ)

ĐỪNG QUÊN XEM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *