Chat Zalo
Chat ngay

Gãy kín 1/3 giữa xương đòn phải làm sao

Chi tiết thời gian tự lành khi bị gãy xương đòn

Bị gãy xương đòn (xương quai xanh) là chấn thương phổ biến hiện nay ở trẻ em và người trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình sinh hoạt và thể thao. Vậy gãy kín 1/3 giữa xương đòn có gây nguy hiểm không? Cùng BS CKI Lê Văn Quỳnh chuyên mổ tháo nẹp rút đinh tìm hiểu qua bài viết sau

Gãy xương đòn do đâu?

Xương đòn chính là xương kết nối xương ức với xương vai. Xương đòn ( hay xương quai xanh) là một xương có hình chữ S và dễ dàng nhìn thấy ở nhiều người. Một đầu của xương đòn được kết nối với xương ức tại khớp ức đòn. Còn ở đầu còn lại, xương đòn kết nối với xương vai tại 1 phần của xương bả vai được gọi là mỏm cùng vai.

Xương đòn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của chúng ta. Do đó, chỉ cần một lực tác động mạnh vào vai hoặc cánh tay dang rộng đều ảnh hưởng đến xương đòn.

Bị gãy xương đòn (xương quai xanh) là trường hợp do va đậm mạnh ở vùng vai. Nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ các tai nạn trong cuộc sống như: tai nạn sinh hoạt, thể thao, đi lại,… Thông thường, khi té xuống theo quán tính chúng ta thường chống tay xuống đất do đó mới xảy ra tình trạng bị nứt, gãy xương đòn.

Gãy kín 1/3 giữa xương đòn bên trái gặp nhiều hơn bên phải. Nguyên nhân chủ yếu là do khi té xuống chúng ta sẽ chống tay xuống đất, mà tay trái yếu nên dễ bị gãy sơn so với bên phải.

Gãy kín 1/3 giữa xương đòn
Gãy xương đòn ở vị trí 1/3 giữa

Vị trí gãy xương đòn vì sao lại thường là 1/3 giữa

Theo giải phẫu học thì xương đòn được chia làm 3 phần thì phần bên trong xương ức gọi là 1/3 trong, tiếp đó là 1/3 giữa và ngoài cùng là 1/3 ngoài. Gãy xương đòn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong 3 vị trí trên. Tuy nhiên thì do cấu trúc giải phẫu đặc biệt mà phần phía ngoài và phần phía trong có nhiều hệ thống dây chằng hơn so với vị trí 1/3 giữa. Nên khi bị chấn thương thì giống như lực đòn bẩy mà xương đòn ở 1/3 giữa thường yếu hơn và dễ bị gãy kín hơn.

Gãy xương đòn có gãy hở không?

Câu trả lời là có. Nếu như khi bạn bị gãy xương đòn và xương này chọc ra ngoài da, tạo thành vết thương thì lúc này gãy xương đòn được gọi là gãy hở 1/3 giữa xương đòn

Khi bị gãy hở thì bạn cần phải biết rằng sẽ luôn phải mổ cấp cứu vì khi da đã bị rách thì vi trùng ở ngoài sẽ xâm nhập vào vết thương, xâm nhập vào xương gãy. Điều này sẽ trở nên rất tệ vì bạn có thể bị nhiễm trùng xương, nhiễm trùng vết thương và dẫn tới nhiễm trùng máu. Dẫn đến tử vong.

Gãy kín 1/3 giữa xương đòn điều trị thế nào

Các biện pháp sơ cứu ban đầu

Nếu như bạn đã bị chấn thương gãy xương đòn thì hãy đọc tiếp dưới đây để coi bạn đã sơ cứu đúng cách hay chưa nhé! Và nếu như đang tìm hiểu thì bạn hãy ghi nhớ trình tự dưới đây để áp dụng nếu như về sau không may bị chấn thương nhé!

1️⃣ Ngay khi bị chấn thương bạn nên tránh ra khỏi những nơi nguy hiểm. Ví dụ như đang té ở giữa đường còn tỉnh táo thì nên nhanh chóng di chuyển vào bên lề đường ở vị trí an toàn. Sau đó mới kiểm tra các vị trí bị thương ở trên cơ thể

2️⃣ Hãy tập trung xác định các vị trí bạn cảm thấy khó chịu hay có chảy máu. Giả sử như tất cả các cơ quan khác của bạn bình thường. Và lúc đó bạn cảm thấy đau chói tại vị trí giữa xương đòn và biến dạng vùng xương quai xanh. Thì khả năng bạn đã bị gãy kín 1/3 giữa xương đòn. Điều cần làm tiếp theo là xử lí chỗ gãy.

3️⃣ Dùng tay lành đỡ vào tay đau để nâng tay đau lên. Dùng áo hoặc mảnh vải treo cố định tay đau vào cổ. Điều này giúp cho xương gãy không tiếp tục di lệch. Giúp vừa đỡ đau vừa cố định được xương đòn gãy.

4️⃣ Tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và chụp chiếu. Không nên tự ý điều trị hoặc về nhà ngay sau khi chấn thương mà không được theo dõi bởi BS

Các biện pháp điều trị xương gãy

Chụp phim Xquang là điều cần thiết nên làm nếu như nghi ngờ gãy xương đòn. Không những giúp BS xác định chính xác có gãy hay không mà còn xác định được vị trí gãy ở 1/3 trong, giữa hay ngoài. Mức độ di lệch của xương gãy. Từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Có 2 phương pháp chính điều trị xương đòn gãy: mang đai số 8 hoặc phẫu thuật

BS sẽ chỉ định mổ xương đòn khi:

  • Gãy có vết thương hở
  • Gãy kín xương đòn nhưng mảnh gãy làm đứt mạch máu, tổn thương thần kinh, tràn khí, tràn máu màng phổi
  • Gãy có mảnh rời
  • Gãy ở vị trí đầu ngoài
  • Gãy xương đòn thành 2 hoặc 3 đoạn.
  • Hai đầu xương gãy di lệch nhiều
  • Mong muốn của bệnh nhân muốn phục hồi sớm

Những tình huống còn lại nếu như gãy ít di lệch 2 đầu xương gãy hoặc gãy kín 1/3 giữa xương đòn đơn thuần. Không có mảnh gãy nhỏ thứ 3 thì Bác sĩ có thể chỉ định mang đai số 8 trong vòng từ 6 đến 8 tuần. Chờ xương lành rồi tháo đai số 8 ra.

Ưu điểm khi phẫu thuật gãy xương đòn:

  • Phẫu thuật đơn giản. Thực hiện nhanh chóng. Bệnh nhân nhanh hết đau.
  • Xương gãy sẽ không còn đau đớn giúp bệnh nhân nhanh chóng quay trở lại công việc sinh hoạt hàng ngày. Sau mổ từ 1 – 2 ngày là bệnh nhân hoàn toàn hết đau.
  • Lúc lành sẽ không tạo can lệch
  • Lành rồi sẽ rất thẩm mỹ không nổi cục như để xương lành tự nhiên

Nhược điểm nếu mang đai số 8

  • Bệnh nhân phải mang đai liên tục trong thời gian 6 đến 8 tuần
  • Gây khó chịu, không thoải mái khi sinh hoạt
  • Có nguy cơ di lệch 2 đầu xương
  • Vẫn có khả năng không lành xương hay tạo khớp giả, cần phải mổ lại sau này

Gãy kín xương đòn bao lâu thì lành

Nếu như phẫu thuật thì xương được sắp xếp 2 đầu gãy lại đúng vị trí nên lành rất nhanh. Từ 1 – 2 ngày sau mổ bệnh nhân đã có thể sinh hoạt bình thường, không đau đớn gì. Có thể quay trở lại làm công việc hàng ngày một cách nhẹ nhàng.

Từ 2 tuần đến 1 tháng sau là có thể nâng vật nặng được. Và khi xương đã lành từ 1 năm đến 1.5 năm thì xương lành hoàn toàn và có thể tháo nẹp xương đòn

Đối với mang đai số 8 thì bạn cần chờ từ 1.5 tháng đến 2 tháng thì xương mới có thể lành hẳn. Lúc này mới bớt đau và bạn có thể quay trở lại làm việc.

Trên đây là một vài thông tin về gãy kín 1/3 giữa xương đòn. Nếu như bạn còn thắc mắc có thể xem qua các bài viết dưới đây hoặc nhắn tin trực tiếp với BS qua khung chat để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ

ĐỪNG QUÊN XEM

  • Gãy xương đòn có nên mổ không
5/5 - (17 bệnh nhân đã mổ)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BS tư vấn MIỄN PHÍ