Trong đời sống thường ngày ta sẽ không thể lường trước được những biến cố có thể xảy ra. Đặc biệt là liên quan đến những chấn thương cho cơ thể, có những việc có thể diễn ra quá bất ngờ làm bạn không trở tay kịp. Hoặc do những bệnh như thoái hóa cột sống, viêm khớp,.. cần có sự can thiệp của đội ngũ y tế. Nếu trường hợp quá nặng sẽ được tiến hành định hình lại xương. Vì vậy hãy cùng bài viết tìm hiểu xem chấn thương chỉnh hình là gì nhé!
Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là hình thức gì?
Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình nhằm điều chỉnh lại cấu trúc bị tổn thương trở lại trạng thái ban đầu. Phẫu thuật chỉnh hình sẽ bao gồm các kỹ thuật y khoa nhằm tác động vào một số hệ thống trong cơ thể như:
- Xương.
- Cơ bắp.
- Các khớp.
- Gân.
- Dây chằng
Ngoài ra trong y tế người ta sẽ chia ra những phòng ban, chuyên ngành cụ thể. Khi xác định được các vị trí ảnh hưởng, lứa tuổi thì những chuyên ngành này sẽ đi vào sâu hơn nhằm chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Phẫu thuật ung thư cơ xương khớp.
- Phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân.
- Phẫu thuật tay.
- Phẫu thuật thay khớp cho người bệnh.
- Phẫu thuật chấn thương.
- Phẫu thuật tái tạo hông và đầu gối.
- Phẫu thuật chỉnh hình nha khoa.
- Y học thể thao.
- Phẫu thuật chỉnh hình các rối loạn cột sống.
Trong quá trình phẫu thuật chỉnh hình các bác sĩ chuyên khoa định hình sẽ không làm việc riêng lẻ. Thay vào đó sẽ có một đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa khác cũng sẽ tham gia quá trình phẫu thuật. Như bác sĩ gây mê, bác sĩ khoa nhi kèm với đội ngũ nhân viên y tá.
Các loại phẫu thuật chấn thương chỉnh hình phổ biến hiện nay
Đa phần hầu hết phẫu thuật chấn thương chỉnh hình hiện nay sẽ liên quan đến xương khớp của cơ thể. Có một vài cuộc phẫu thuật đơn giản hoặc diện tích vết thương nhỏ thì có thể được thực hiện bằng phương thức nội soi. Một số trường hợp nặng hơn và vết mổ lớn, xâm lấn nhiều thì sẽ thực hiện cách phẫu thuật như bình thường. Hiện nay các loại phẫu thuật chấn thương thường gặp gồm:
- Phẫu thuật tái tạo lại dây chằng chéo trước.
- Phẫu thuật nhằm chữa lại lớp sụn chêm.
- Phẫu thuật thay khớp gối hoặc hông.
- Phẫu thuật nội soi khớp vai và loại bỏ mô bị hoại tử.
- Phẫu thuật nối xương gãy, ghép xương, kéo dài cương.
- Phẫu thuật chỉnh sửa chóp xoay của vai.
- Phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay.
- Phẫu thuật chữa đĩa đệm.
- Phẫu thuật hợp nhất cột sống.
Trên thực tế các bác sĩ có thể thực hiện được nhiều loại phẫu thuật phức tạp khác. Nhằm chỉnh sửa, tái tạo lại cấu trúc của xương khớp, tùy từng trường hợp mà mức đột thành công sẽ khác nhau. Nếu những trường hợp nhẹ và mau được chữa trị bệnh nhân sẽ có thể khôi phục lại được chức năng vận động như ban đầu. Bảo đảm được chất lượng cuộc sống ở mức có thể, tuy nhiên cần phải hạn chế vận động nặng.
Tuy nhiên không phải những vấn đề về cơ, hay xương khớp nào bị tổn thương cũng cần chỉnh sửa định hình lại cấu trúc. Thay vào đó các bác sĩ nếu nhận thấy với những phương pháp không cần sử dụng dao kéo vẫn có tiềm năng chữa lành. Thì sẽ ưu tiên lựa chọn đó trước. Nếu tình hình quá nặng thì bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật.
Thời điểm nào cần phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Chấn thương chỉnh hình khi nào phẫu thuật sẽ được bác sĩ quyết định thời điểm tiến hình. Nhất là để chữa một số bệnh lý liên quan đến xương khớp đã tiến triển quá nặng hay là những vấn đề bẩm sinh hoặc cũng có thể là tuổi tác hoặc do chấn thương gây ra.
Có rất nhiều trường hợp tay của nạn nhân bị cắt đứt lìa tổn thương nghiêm trọng cả phần mô mềm lẫn phần xương. Lúc này nếu bác sĩ vẫn thấy có thể cứu lấy tay của bạn thì sẽ ra quyết định nuôi phần tay này ở ổ bụng hoặc phần đùi. Hiện tượng này sẽ làm cánh tay bị đứt lìa kia vẫn được nuôi sống bởi các mạch máu. Chứ sẽ không tiến hành phẫu thuật ngay. Bác sĩ sẽ chọn thời điểm thích hợp để có thể nối lại chiếc tay đã đứt lìa kia trở lại cơ thể.
Các bước trước khi phẫu thuật
Trước khi phẫu thuật bạn cần đến thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân của căn bệnh. Từ đó sẽ có những tiến hành thăm khám lâm sàng hoặc chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân.
Vào một số trường hợp các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số chẩn đoán để có thể bổ sung thêm khi đưa ra quyết định điều trị cuối cùng. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các kỹ thuật sau để hỗ trợ chẩn đoán:
- Chụp MRI.
- Chụp CT.
- Xạ hình xương.
- Siêu âm.
- Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
Sau khi có được kết quả chẩn đoán cuối cùng, các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bạn. Nếu thực sự cần phẫu thuật để chỉnh hình, người bệnh sẽ được tiến hành hướng dẫn nhập viện để điều trị.
Ngoài ra nếu trường hợp khớp xương của bạn chỉ là hiện tượng nhẹ như trật khớp, gãy xương. Thì lúc này các bác sĩ sẽ chỉ giúp bạn định hình lại phần xương bị lệch bằng cách nẹp cố định hoặc bó bột lại.
Những rủi ro có thể gặp phải sau phi phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Bất kỳ hình thức phẫu thuật nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định. Hiện nay y học phát triển, các y bác sĩ đã cố gắng tìm ra những cách đảm bảo cho bạn rằng cuộc phẫu thuật diễn ra an toàn. Nhưng nếu cơ địa của bạn kém, hoặc thuốc trong quá trình phẫu thuật cũng có thể gây ra một số biến chứng sau.
Thuốc mê gây ảnh hưởng
Chắc chắn tiến hành phẫu thuật sẽ sử dụng thuốc gây mê, có thể là gây mê toàn thân hoặc chỉ gây mê một vùng nhất định. Thì trong quá trình gây mê có thể có những tác dụng phụ hoặc gây ảnh hưởng cho người bệnh sau:
- Có một số bệnh nhân khi bị gây mê nhưng không mất ý thức, bạn có thể tượng tượng các bác sĩ đang mổ sống và bạn sẽ cảm nhận được hết các cơn đau. Nhưng bạn không thể làm gì cả.
- Tác dụng phụ có thể gây ra buồn nôn.
- Gây rối loạn về hệ hô hấp hoặc có thể rối loạn nhận thức.
- Bệnh nhân có thể dị ứng phản ứng với thuốc gây mê.
Nhiễm trùng
Chấn thương chỉnh hình nhiều lúc sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng, đây cũng là một nỗi lo rất lớn đối với các cuộc phẫu thuật. Có thể nhiễm trùng máu hoặc vết thương bị nhiễm trùng. Nhưng hiện nay bác sĩ sẽ có những phương pháp kê đơn thuốc cho các bạn, và sẽ có những động thái nếu cơ thể bạn có triệu chứng của nhiễm trùng. Vì vậy bạn cũng đừng quá lo lắng nguy cơ này sẽ xảy ra với mình nhé!
Cục máu đông hình thành
Đa phần cục máu đông sẽ hình thành trong các tĩnh mạch trong quá trình phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu. Gây nguy hiểm cho tính mạng nếu cục máu đông đó gây tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Để có thể phòng tránh được biến chức cục máu đông này, bác sĩ sẽ dùng thuốc chống đông máu cho bạn sau khi phẫu thuật. Và cũng sẽ được các bác sĩ khuyên nên vận động khi tình trạng vết thương đã đỡ.
Phục hồi sau ca phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật không phải ai cũng giống ai. Phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, lứa tuổi và tình trạng bệnh ra sao, thì các bác sĩ mới đưa ra những phương pháp giúp phục hồi khác nhau. Nhưng đã phần bác sĩ sẽ khuyên bạn những điều như sau:
- Ăn uống đủ chất, nhất là bổ sung các loại vitamin có trong rau, củ, quả để bổ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ăn nhiều loại thực phẩm bổ máu để bù lại lượng máu đã mất. Không những thế phải bổ sung nhiều khoáng chất như sắt, magie và canxi giúp xương chắc khỏe.
- Sau khi phẫu thuật chấn thương chỉnh hình khi vết thương đã đỡ cần có những bài tập hỗ trợ giúp phục hồi. Điều này sẽ nhanh chóng làm cho bạn quen dần với vận động và tăng sức mạnh cho tay chân.
- Sau khi phẫu thuật sẽ tránh làm những công việc nặng vì có thể gây tái lại hoặc khiến xương một lần nữa xảy ra tình trạng không như mong muốn.