Giải phẫu gân gấp ngón tay đa phần nguyên nhân là do phần gân gấp ngón tay bị tình trạng viêm khá nặng. Đồng thời với khái niệm mới này chắc đa phần bạn đọc đều chưa biết gân gấp ngón tay là gì? Hay lí do vì sao phần gân gấp ngón tay phải trực tiếp tiễn hài phẫu thuật hay cũng có thể tìm những phương án khác để điều trị có được hay không? Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này bạn hãy cùng bài viết đi sâu vào tìm hiểu nhé!
Giải đáp viêm gân gấp ngón tay là bệnh gì?
Ngón tay lò xo còn là tên gọi khác của bệnh viêm gân gấp ngón tay. Bệnh này xảy ra do tình trạng viêm gân các các gân gấp của những ngón tay. Hậu quả gây ra có thể sẽ gây ra tình trạng gây chít hẹp bao gân. Nhiều trường hợp còn xuất hiện tình trạng có hạt xơ xuất hiện trong phần bao gân, gây cản trở rất nhiều trong quá trình di chuyển ngón tay.
Vì vậy, mỗi lần khi bạn gấp duỗi hay kéo giãn ngón tay ngón tay cò súng (ngón tay cò súng) sẽ cảm giác rất khó khăn. Người bệnh phải rất cố gắng thì mới có thể bật được ngón tay hoặc phải dùng tay còn lại kéo ngón tay cái ra như lò xo. Do vậy căn bệnh này mới có cái tên khác là ngón tay lò xo.
Lý do gây ra bệnh viêm gân gấp ngón tay
Viêm gân gấp ngón tay trong nhiều trường hợp người mắc phải sẽ không hề biết lí do do đâu mà mình mắc phải. Tuy nhiên có thể dựa vào mối số lí do dưới đây để xác định được nguyên nhân:
- Do đặc thù công việc cần sử dụng độ linh hoạt của ngón tay một cách thường xuyên, và trong thời gian dài như: Nông dân, giáo viên, thợ thủ công đan lát, thợ cắt tóc, nhân viên văn phòng,…
- Do một số bệnh lý khác cũng sẽ gây ra tình trạng ngón tay lò xo như: Đái tháo đường tuýp 2, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, gout.
- Do chấn thương tái đi tái lại nhiều lần, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Nhất là ở vị trí gốc ngón tay không được chữa trị triệt để, tuy vết thương không hề năng nhưng liên tục lặp đi lặp lại ở vị trí cũ. Ngoài ra mặt dưới của bàn tay cũng sẽ gây ảnh hưởng nếu bị chấn thương quá nhiều. Do đây là những bộ phận nhạy cảm cần thực hiện công việc hàng ngày.
- Do chấn thương ròng rọc, chấn thương viêm bao xơ và gân gấp ngón tay do tai nạn, hoặc tai nạn lao động, chấn thương do tập luyện thể dục, thể thao.
- Đa phần phụ nữ có tỷ lệ phần trăm mắc cao hơn nam giới. Có lẽ là do đặc thù công việc của nữ phải sử dụng ngón tay nhiều hơn và trong thời gian dài gây nên tổn thương.
Cơ chế gây bệnh viêm gân gấp ngón tay
Do màng hoạt dịch viêm dày lên tạo thành cục u hoặc có thể gọi là cục xơ. Bản chất thực sự là viêm xơ nên khá lành tính. U quá to sẽ không trượt được qua bao gân ngón tay. Vì vậy chúng ta sẽ dùng nhiều lực hơn hơn để duỗi ngón tay ra hoặc dùng tay khác kéo ra.
Phần xơ sẽ được kéo chạy qua bao gân viêm xơ tạo nên tiếng bật. Nếu phần xơ không qua được phần bao gân thì ngón tay sẽ ở thế cơ. Điều này giống với ngón tay lúc bóp cò súng. Ngoài ra do tình trạng viêm bao xơ sẽ gây nên tình trạng đau nhức ngón tay cái.
Các triệu chứng của viêm bao gân gấp ngón tay
Khi bị viêm gân gấp ngón tay bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
- Các khớp ngón tay sẽ bị cứng khớp, tình trạng này dễ bắt gặp nhất là vào những buổi sáng.
- Bạn sẽ cảm giác đau ngay tại vị trí bao gân bị viêm bà có hạt u – xơ. Nhất là khi ấn vào khớp ngón tay sẽ cảm giác được cơn đau này hơn nữa.
- Dùng tay có thể sờ được khối u.
- Khi kéo ngón tay có cảm giác được “bật” và “tách” ngón tay.
- Hay phải bẻ ngón tay để có thể kéo thẳng ngón tay, và phải thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Tình trạng ngón tay có thể bị kẹt ngay ở tư thế gấp hay muốn duỗi thẳng.
Điều trị viêm gân gấp ngón tay
Đối với việc điều trị viêm gân gấp ngón tay đạt được hiệu quả cao nhất. Đầu tiên bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Từ đó bác sĩ mới biết được tình trạng bệnh của bạn đang diễn ở mức độ nào để có thể sử dụng phác đồ nào.
Nội khoa
Khi chữa theo phương thức này đa phần các bác sĩ sẽ đều kê cho bạn thuốc để giảm dần các triệu chứng của bệnh gồm:
Các loại thuốc kháng viêm NSAID và các loại thuốc giảm đau.
Hoặc sẽ tiêm thuốc corticoid, bạn cần lưu ý tiêm coriticoid tại chỗ phải được bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Lưu ý khi tiêm mũi tiêm tại chỗ này phải được bảo đảm tiêm trong phòng vô trùng tuyệt đối. Các chế phẩm như Methyl prednisolon acetat (1ml = 40mg) hoặc Betamethasone (1ml = 5mg Betamethasone dipropionate + 2mg Betamethasone sodium phosphate).
Để tiêm hai loại thuốc này tuyệt đối cần lưu ý:
- Chống chỉ định tuyệt đối là các tổn thương do nhiễm khuẩn, hoặc do nấm, nhiễm khuẩn. Hoặc phần mô bị tổn thương nhiễm trùng trên hoặc gần vị trí sẽ tiêm.
- Chống chỉ định tiêm corticoid phải tránh những bệnh nhân có tiền sử như: Cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc rối loạn đông máu. Nếu tình trạng bệnh nhẹ và bác sĩ vẫn có thể tiêm thì sẽ phải theo dõi và điều trị sau khi tiêm.
- Các tác dụng phụ của cortioid tại chỗ có thể gặp phải như: Đau sau khi đã tiêm vài giờ tình trạng đau có thể kéo dài vài ngày. Tình trạng đau như vậy hay gặp ở mũi tiêm đầu tiên, có thể gây teo da tại chỗ hoặc các mảng da sắc tố do tiêm quá nông. Nhưng đừng quá lo lắng tình trạng này sẽ hết trong vài tháng đến hai năm. Không những vậy nếu cơ thể có sức đề kháng yếu hoặc có sai sót trong lúc tiêm có thể gây nhiễm trùng.
Ngoài khoa
Giải phẫu gân gấp ngón tay là một trong những cách làm nhanh chóng, đơn giản và đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sau đó lên lịch để phẫu thuật giải phóng sự chèn ép, cắt bỏ luôn phần bị viêm xơ nếu như điều trị ngoại khoa gặp thất bại.
Khi bị gân gấp ngón tay cần lưu ý những gì
Để tránh trường hợp bệnh diễn biến xấu đi điều bạn cần làm là:
- Cần lưu ý hạn chế vận động ngón tay đang bị tổn thương, ngoài ra bạn có thể dùng nẹp để có thể cố định ngón tay lại. Hoặc có thể chường lạnh hoặc chiếu tia hồng ngoại vào ngón tay bị tổn thương.
- Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau nếu có sự kê đơn của bác sĩ.
- Dùng thêm kháng sinh để tránh tình trạng viêm gấp ngón tay có thể nhiễm trùng.
- Lưu ý cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất có trong rau củ. Đặc biệt là vitamin D.
Giải phẫu gân gấp ngón tay cần thực hiện khi điều trị nội khoa không còn có tác dụng. Vì vậy càng được điều trị sớm thì điều trị nội khoa mới có thể đạt được hiệu quả cao nếu không thì chắc chắn cần có sự can thiệp từ ngoại khóa. Vậy nên bảo vệ sức khỏe của bản thân là một trong những cách yêu của bản của bạn. Nếu muốn ngón tay của mình bị xơ hóa hay gây khó khăn trong đời sống thì hãy chú ý hơn về căn bệnh mình đang gặp phải nhé!