Hội chứng bàn chân bẹt có lẽ đây sẽ là một định nghĩa khá mới mẻ cho tất cả mọi người. Hoặc khi bạn nhận ra rằng bàn chân của mình có một số khác thường với những người khác thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi số người mắc phải hội chứng này cũng không quá nhiều. Nên bạn hơi hoang mang và khó lý giải cũng là điều đương nhiên. Cũng đừng lo lắng quá nhé, hãy cùng bài viết tìm hiểu lí do vì sao bàn chân của chúng ta bị bẹt nhé!
Hội chứng bàn chân bẹt là gì?
Vòm chân chúng ta sẽ được cấu tạo từ rất nhiều nhóm cơ cũng như dây chằng. Điều này sẽ làm gia tăng khả năng hỗ trợ cho phần chân giữ thăng bằng cho cơ thể và giúp nâng đỡ cũng như khiến bước đi trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhưng bên cạnh đó, phần vòm chân còn đóng vai trò như giảm bớt áp lực từ phía mặt đất lên phần khớp cổ chân, phần đầu gối, phần hông cũng như phần thắt lưng của bạn trong quá trình duy chuyển, đi lại.
Hội chứng bàn chân bẹt hay còn được gọi là flatfeet. Nếu một người được cho là mắc phải hội chứng này thường phần vòm bàn chân sẽ không có hoặc độ lõm của bàn chân quá thấp. Đối với người bình thường thì sẽ có 3 điểm tiếp xúc chính là gót chân, ngón chân và phần mô trên ngón chân. Chứ phần lõm sẽ không là một trong những điểm tiếp xúc với mặt đất.
Tuy nhiên bệnh người mắc phải bàn chân bẹt thì tất cả diện tích mặt bàn chân đều sẽ tiếp xúc với mặt đất. Thực chất việc này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày cũng như sức khỏe điển hình là: Gây đau nhức các cơ phần chân, khó khăn khi di chuyển và cơ thể khó giữ thăng bằng hơn.
Trẻ em có thể mắc phải hội chứng bàn chân bẹt không?
Câu trả lời chắc chắn là có, hội chứng bàn chân bẹt không chỉ bắt gặp ở những người đã trưởng thành. Mà trẻ em cũng chính là những đối tượng rất hay mắc phải hội chứng này.
Trẻ em nhất là đối với những bé sơ sinh thì thương sẽ không có phần vòm chân. Bởi phần lớn lúc này cấu trúc bàn chân của các bé đều là các phần mô mềm và phẳng chưa được định hình hết. Vòm chân của trẻ sẽ dần dần phát triển sau 2 – 3 năm kể từ khi em bé cất tiếng khóc chào đời.
Nếu như sau 2 – 3 năm mà bạn thấy con mình không có phần lõm bàn chân, hoặc phần lõm quá thấp. Điều bạn cần làm là hãy đưa các bé đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả nhất.